Chế độ ăn nhạt có tốt không? Những ghi nhớ bạn nên biết
Cơ thể con người rất dễ hấp thụ lượng lớn muối từ những thực phẩm trong ăn uống hằng ngày. Nếu như thói quen ăn nhiều muối kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, cùng với đó là tăng khả năng bị bệnh tim mạch. Vì vậy, nhiều người đã dần chuyển sang xu hướng ăn nhạt nhằm phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Thế nhưng, không ít người lầm tưởng chế độ ăn nhạt nghĩa là cắt hoàn toàn muối ra khỏi khẩu phần ăn. Điều này có đúng không? Cần lưu ý gì khi xây dựng chế độ ăn nhạt? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.
Mục lục
Tìm hiểu ăn nhạt là gì?
Ăn nhạt là cách ăn giảm muối nhưng vẫn đáp ứng đủ lượng muối mà cơ thể cần trong mỗi bữa ăn, nhằm duy trì hoạt động sống hằng ngày. Thế nhưng, đa số mọi người thường hiểu sai rằng theo đuổi chế độ ăn nhạt tức là loại bỏ hoàn toàn muối ra khỏi bữa ăn. Bạn nên biết, muối chính là nguồn cung cấp natri chủ yếu cho cơ thể, giúp phát triển não bộ, duy trì huyết áp ổn định và giữ vững sức khỏe tim mạch. Do đó, chế độ ăn nhạt chỉ nên hạn chế muối, không phải loại bỏ muối hoàn toàn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, 1 người lớn cần ăn khoảng ít nhất 5g muối/ngày, bằng với khoảng 2,3g natri/ngày. Với những đối tượng khác, bạn cũng cần cân nhắc liều lượng muối thích hợp:
- Trẻ em: 0,3 - 1,5g muối/ngày.
- Người cao tuổi (lớn hơn 50 tuổi): ít hơn 3,2g muối/ngày.
- Người bệnh thận, tiểu đường, cao huyết áp: ít hơn 3,2g muối/ngày.
Lợi ích của ăn nhạt đối với sức khỏe
Thói quen ăn quá nhiều muối gây tác hại rất lớn tới sức khỏe tim mạch, làm tăng nguy cơ suy thận, đột quỵ, thậm chí là tử vong. Bởi vậy, xây dựng một chế độ ăn nhạt, giảm lượng muối hấp thụ vào cơ thể được khuyến khích áp dụng nhằm tạo thói quen tốt cho sức khỏe như:
- Duy trì huyết áp cân bằng, phòng ngừa bệnh cao huyết áp.
- Ngăn ngừa sưng phù ở những người có bệnh lý về thận.
- Phòng ngừa yếu tố gây hại dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ.
- Hạn chế nguy cơ đau dạ dày.
Cách xây dựng chế độ ăn nhạt với 3 nguyên tắc
Để cân bằng dinh dưỡng và cung cấp đầy đủ hàm lượng natri cần thiết nhằm kiểm soát sức khỏe, bạn nên xây dựng thực đơn ăn nhạt hợp lý. Bên dưới là top 3 nguyên tắc nên nắm rõ khi xây dựng phong cách ăn uống này.
Nấu các món luộc, hấp thay cho việc kho, rim
Người Việt Nam hay có thói quen nấu và dùng nhiều gia vị để tăng thêm hương vị cho món ăn. Thế nhưng, trong các món ăn hằng ngày đã có một lượng natri nhất định nên việc nêm nếm nhiều gia vị, nhất là muối sẽ làm vượt quá lượng natri cần thiết theo khuyến cáo.
Do đó, thay vì chế biến những món ăn nhiều gia vị như kho, rim,… thì hãy đổi sang các món canh, luộc, hấp… để giảm bớt hàm lượng muối hấp thu vào cơ thể, đồng thời bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Ưu tiên chọn gia vị giảm muối
Trong quá trình nấu ăn, nên hạn chế sử dụng muối và những loại gia vị mặn khác như bột nêm, nước tương, nước mắm… Đặc biệt hãy đọc kỹ bảng thành phần của các món ăn, nên chọn thực phẩm có lượng muối ít. Đối với trẻ nhỏ, không cần thêm muối khi chế biến đồ ăn dặm.
Theo xu hướng, đa số mọi người đã chuyển sang dùng nước mắm giảm mặn - sản phẩm đã được điều chỉnh giảm muối trong công thức nhằm giữ vững sức khỏe lâu dài.
Cắt giảm thực phẩm nấu sẵn
Hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn cũng là nguyên tắc rất quan trọng cần quan tâm khi xây dựng chế độ ăn nhạt. Trong thực phẩm chế biến sẵn gồm hàm lượng muối và chất bảo quản rất cao, có hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, các món ăn lên men đóng hộp như mắm tôm cá, dưa muối,… cũng bao gồm lượng muối vượt ngưỡng cho phép mà bạn nên lưu ý.
Bạn nên giảm hoặc không nên lạm dụng những đồ ăn chế biến sẵn. Khi mua chúng, cần lưu ý đọc kỹ nhãn trước khi chọn, nhất là các món ăn nhiều muối. Thay vào đó, chỉ nên ưu tiên chọn những thực phẩm tươi sống, vừa đảm bảo độ tươi mới mà không gây hại đến sức khỏe.
Chế độ ăn nhạt không chỉ giúp kiểm soát cơ thể, cân bằng dinh dưỡng, mà còn cung cấp lượng muối cần thiết đối với quá trình chuyển hóa giữa những tế bào, cân bằng sức khỏe. Vì thế, mỗi người chúng ta nên biết xây dựng chế độ ăn thích hợp, lành mạnh để bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân.
>>> Xem thêm: