Ăn mặn bị bệnh gì? Các nguy cơ sức khỏe do ăn thừa muối
Nhiều người Việt có thói quen nêm muối hoặc sử dụng nước chấm mặn để tăng thêm hương vị cho bữa ăn. Tuy nhiên, việc ăn nhiều muối trong thời gian dài lại tiềm ẩn nhiều tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe. Vậy ăn mặn bị bệnh gì và phải làm sao để giảm mặn? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Ăn mặn bị bệnh gì? Những tác hại do ăn nhiều muối mà bạn phải đối mặt
Muối là loại gia vị có vai trò quan trọng đối với cơ thể như giúp giữ cân bằng nước trong và ngoài tế bào, duy trì áp lực thẩm thấu, duy trì điện thế tế bào, dẫn truyền xung động thần kinh… Việc nạp muối vào cơ thể hàng ngày là cần thiết, nhưng chỉ nên tiêu thụ tối đa 5g/ngày (theo WHO - Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo).
Muối tuy quan trọng với cơ thể nhưng cần kiểm soát lượng tiêu thụ mỗi ngày.
Nếu vượt quá ngưỡng 5g muối/ngày, cơ thể sẽ phải hứng chịu nhiều tác động tiêu cực cũng như các bệnh lý nguy hiểm như:
Tăng huyết áp
Ăn nhiều muối làm gia tăng sự thẩm thấu của màng tế bào với Natri, khiến Ion Natri di chuyển vào tế bào cơ trơn ở thành mạch. Từ đó, gây tích nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, sức cản ngoại vi và gây co mạch, dẫn đến cao huyết áp.
Nguy cơ bị đột quỵ cao
Nạp nhiều muối dẫn đến tăng huyết áp và lâu dần có thể chuyển sang đột quỵ. Theo WHO, có đến 62% ca đột quỵ não do dùng đồ ăn mặn thường xuyên.
Tăng nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày. Khi vi khuẩn HP kết hợp muối sẽ làm tình trạng viêm loét dạ dày thêm nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến viêm loét tá tràng và ung thư dạ dày.
Ăn nhiều muối gây các bệnh về tim mạch
Ăn mặn cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Bởi khi ăn mặn, bạn phải uống nhiều nước hơn, dẫn đến lượng máu tuần hoàn tăng lên, làm tim phải hoạt động năng suất hơn. Lâu dần, phần tâm thất trái to lên sẽ dẫn đến suy tim.
Làm hại thận
Việc uống nhiều nước do ăn thừa muối cũng làm máu tuần hoàn đến cầu thận tăng, khiến thận cũng phải làm việc cật lực để lọc máu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây suy giảm chức năng ở thận. Bên cạnh đó, ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
Ăn mặn gây loãng xương
Thừa muối làm cho lượng canxi trong xương hao hụt dần, theo thời gian xương trở nên yếu đi, dễ bị tổn thương và gia tăng nguy cơ loãng xương.
Kích hoạt cơn hen suyễn
Đối với người bị hen suyễn, ăn nhiều muối khiến cho tần suất các cơn hen tăng lên, tăng nguy cơ kéo theo nhiều bệnh lý khác liên quan đến xương, thận, tim mạch…
Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ béo phì, tăng tình trạng giữ nước và phù người.
Phải làm gì nếu bạn ăn quá nhiều muối?
Bên cạnh hiểu rõ ăn mặn bị bệnh gì, biết được cách giảm mặn - giảm muối trong ăn uống cũng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Mỗi người chỉ nên dùng khoảng 5g muối mỗi ngày, bao gồm cả các gia vị khác ngoài muối như nước mắm, xì dầu, bột canh, hạt nêm.
Để dễ kiểm soát liều lượng muối nạp vào cơ thể, bạn có thể tuân thủ theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng quốc như sau: Ước tính 5g muối tương đương 35g xì dầu (7 thìa cà phê), 8g bột canh (hơn 1,5 thìa cà phê), 11g hạt nêm (hơn 2 thìa cà phê hạt nêm) và 26g nước mắm (hơn 5 thìa canh nước mắm).
Ngoài ra, bạn cũng nên áp dụng những cách sau đây để giảm ăn mặn - giảm lượng natri dư thừa trong cơ thể:
- Dùng nước mắm có công thức ít muối - giảm mặn giúp bảo vệ sức khỏe mà vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon đặc trưng, cho bữa ăn thêm đậm đà.
- Uống đủ nước để cơ thể cân bằng lại tỷ lệ Natri - nước.
- Thử ăn các loại thực phẩm giàu Kali như các loại đậu, quả hạch, rau củ, trái cây, bơ sữa để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
- Tăng cường ăn các món luộc, hấp thay cho các món kho, rim, rang.
- Chọn thực phẩm tươi như rau xanh, trái cây, thịt nạc… thay vì đồ chế biến sẵn như thịt hộp, cá hộp, thịt xông khói, xúc xích, mì tôm…
- Nêm nếm thức ăn trước khi thêm gia vị để tránh cho quá nhiều, giảm bớt độ mặn.
- Sử dụng các loại gia vị như tỏi, ớt, chanh, tiêu để tăng vị giác, hạn chế nêm thêm muối vào đồ ăn.
Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các sản phẩm nước chấm giảm mặn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Có thể thấy rằng, ăn mặn mang lại rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể, gây nên nhiều bệnh lý về tim mạch, dạ dày, thận, xương… Do đó, ngay từ hôm nay, mỗi người nên ý thức hơn trong việc ăn uống, từ bỏ thói quen ăn mặn, sử dụng thực phẩm có lợi cho sức khỏe và thực phẩm giảm mặn để giữ an toàn cho bản thân và gia đình, bạn nhé!
>>> Xem thêm: