11 yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch ai cũng có thể mắc phải

nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Một thống kê vào tháng 6 năm 2021 của WHO đã chỉ ra, mỗi năm bệnh tim mạch cướp đi sinh mạng của 17.9 triệu người và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. WHO cũng cho biết hầu hết các bệnh tim mạch có thể phòng ngừa nếu loại bỏ được các yếu tố nguy cơ. Do đó việc hiểu rõ các yếu tố nguy cơ tim mạch là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Yếu tố nguy cơ tim mạch là gì? 

Yếu tố nguy cơ là các yếu tố liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Phần lớn các bệnh tim mạch là do xơ vữa động mạch, vì vậy yếu tố nguy cơ tim mạch là các yếu tố làm tăng khả năng hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Bất kì ai cũng có thể đang có một hay nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch, và việc sớm nhận ra và giải quyết chúng sẽ góp phần làm giảm khả năng mắc bệnh.

nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Càng nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch, khả năng mắc bệnh tim mạch càng cao.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý tim mạch

Nhiều yếu tố đã được chứng minh có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ tim mạch, được chia làm 2 nhóm chính:

Di truyền

Nếu trong gia đình từng có người bị bệnh tim trước 50 tuổi thì nguy cơ tim mạch của thế hệ sau sẽ cao hơn bình thường. Cũng không loại trừ các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì - là những căn bệnh có khả năng dẫn đến tim mạch và đều có thể di truyền.

Tuổi tác

Càng lớn tuổi, các mạch máu nuôi tim càng kém đàn hồi, thành tim dày lên và hẹp lại, xuất hiện nhiều mảng xở vữa, từ đó làm tăng nguy cơ tim mạch. Đây là điều không thể tránh của tuổi già, nhưng ta có thể làm chậm quá trình lão hóa bằng cách duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập thể dục điều độ.

nguy cơ tim mạch

Làm chậm quá trình lão hóa bằng việc tập thể dục đều đặn và sống tích cực.

Giới tính

Mặc dù tỉ lệ nam giới mắc bệnh tim mạch cao hơn nữ giới, nhưng bệnh ở nữ giới thường nặng hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn, một phần do bị bỏ sót và chủ quan.

Tăng huyết áp

Bằng cách làm tăng áp lực của dòng máu lên thành động mạch và thúc đẩy hình thành các mảng xơ vữa động mạch, kẻ giết người thầm lặng mang tên tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ tim mạch được chú ý nhiều nhất. Nếu kết hợp thêm với các bệnh tiểu đường, mỡ máu và béo phì thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng hơn nữa. Do đó việc sống lành mạnh, tránh xa rượu, bia, thuốc lá, chăm chỉ tập thể dục và giữ cân nặng hợp lý để duy trì mức huyết áp bình thường là điều rất quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ tim mạch. 

>>> Bài viết có liên quan: Những thực phẩm nên và không nên ăn để ổn định huyết áp

Rối loạn mỡ máu

Đây là căn bệnh nguy hiểm đặc trưng bởi sự xuất hiện các mảng xơ vữa động mạch, và do đó là một yếu tố nguy cơ tim mạch đáng chú ý. Cholesterol gồm LDL-C, HDL-C và Triglycerides. HDL-C giúp vận chuyển Cholesterol ra khỏi máu, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Ngược lại, LDL-C làm tăng các mảng xơ vữa và Triglyceride thì làm cho nồng độ HDL-C giảm, LDL-C tăng. Để tránh nạp vào quá nhiều cholesterol xấu ta nên tránh xa các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, các chế phẩm sữa giàu chất béo, đồng thời chăm vận động và duy trì cân nặng hợp lý. 

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng lên tim, thận, mắt và não, đặc biệt là tiểu đường type 2, nguy cơ bị tim mạch và đột quỵ ở người tiểu đường cao hơn nhiều so với người bình thường. Việc dùng thuốc, tập thể dục, duy trì cân nặng và sống tích cực không chỉ duy trì đường huyết ổn định mà còn làm giảm nguy cơ tim mạch.

Thừa cân, béo phì

Ở người béo phì, lượng Cholesterol đặc biệt cao, dễ mắc các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường hoặc rối loạn mỡ máu - là những căn bệnh nguy hiểm và đều là các yếu tố nguy cơ tim mạch. Việc giảm cân, hạn chế bia, rượu và tập thể dục đều đặn là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

những yếu tố gây bệnh tim mạch

 Người béo phì có nguy cơ tim mạch cũng như tăng huyết áp, mỡ máu,…cao hơn bình thường, 

Hút thuốc lá

Không chỉ gây ung thư phổi, hút thuốc lá thời gian dài còn làm loạn nhịp tim, tổn thương mạch máu, hình thành mảng bám cản trở dòng máu tạo nên các cơn đau tim. Người hút thuốc lá đã vậy, người chịu khói thuốc thụ động cũng gặp các nguy cơ tim mạch tương tự. Hãy bỏ thuốc lá vì chính sức khỏe bản thân và gia đình.

Uống rượu, bia

Uống nhiều rượu bia làm tăng nhịp tim tạm thời, nếu sử dụng thời gian dài có thể gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp và đau tim, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Chỉ nên dùng 1 - 2 ly mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ tim mạch cũng như các bệnh nguy hiểm khác.

Lối sống thiếu vận động

Tập thể dục đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc ổn định huyết áp, kiểm soát đường huyết và cholesterol, đồng thời tăng sự dẻo dai cho cơ tim, giảm thiểu tối đa các nguy cơ tim mạch. Do đó hãy tránh lối sống tĩnh tại, lười vận động, tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày với cường độ phù hợp. 

Ăn mặn và thừa muối

Chế độ ăn mặn thừa muối sẽ làm tăng nồng độ Natri trong máu, làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, từ đó tăng thể tích máu và hậu quả là tăng huyết áp cũng như nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Cần phải thay đổi thói quen ăn mặn, ưu tiên dùng thực phẩm tươi, hạn chế đồ chế biến sẵn, giảm lượng muối nêm vào món ăn, dùng nước mắm giảm mặn thay cho nước mắm thường,… để tránh những hệ quả không mong muốn.

nước mắm giảm mặn bảo vệ sức khỏe tim mạch

Nước mắm giảm mặn CHIN-SU cá cơm biển Đông - gia vị thân thiện với trái tim.

Bệnh tim mạch vô cùng nguy hiểm và phải điều trị lâu dài, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như tiến triển bệnh thông qua việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ tim mạch. Hãy duy trì lối sống tích cực và khám định kỳ hàng năm để bảo vệ trái tim khỏe mạnh.

>>> Xem thêm:

Bài cùng chuyên mục

Contact Us