7 cách bảo vệ sức khỏe tim mạch ai cũng cần phải biết

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại có quá nhiều người mắc các bệnh về tim mạch mà họ chẳng hề bị di truyền? Đó chính là từ thói quen sinh hoạt, lối sống hằng ngày. Vì chủ quan không quan tâm đến sức khỏe tim mạch ăn các thực phẩm có hại cho cơ thể, có một nếp sống sinh hoạt không tốt, ăn không đủ bữa, ngủ không đủ giấc… Nếu muốn có một trái tim khỏe mạnh hãy nhanh chóng điều chỉnh lối sống và cách ăn uống trong sinh hoạt mỗi ngày.

Hạn chế ăn mặn phòng chống bệnh tim mạch

Việt Nam là quốc gia rất phong phú về các loại gia vị, từ mắm, muối, hạt nêm, bột canh, mắm nêm, mắm tép…. Do đó thức ăn ở Việt Nam cũng rất ngon, đậm vị. Tuy nhiên đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra thói quen ăn mặn cho người Việt. Trung bình một người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ tới 9,4g muối mỗi ngày, gần gấp đôi so với khuyến nghị của WHO là 5g muối một ngày.

Khi ăn mặn quá nhiều sẽ tích nhiều lượng muối trong cơ thể tạo ra cảm giác khát nước, tim mạch phải hoạt động mạnh hơn, làm tăng áp lực máu là những nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch.

Một số cách để giảm ăn mặn được khuyên dùng:

Ưu tiên hàng đầu là lựa chọn các thực phẩm phù hợp cho sức khỏe tim mạch. Khuyến khích mua các sản phẩm tự chế biến, sạch và chất lượng. Dùng các gia vị giảm mặn như nước mắm giảm mặn. Xây dựng thói quen sử dụng gia vị bớt mặn so với thói quen trước đây.

nước mắm giảm mặn

Ưu tiên dùng nước mắm có logo giảm mặn để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Ăn rau quả để trái tim luôn khỏe mạnh

Một số loại rau, trái cây có công dụng tốt cho sức khỏe tim mạch như là súp lơ xanh, rau bina, khoa tây, cải xoăn, cà chua, dưa lưới, các loại quả mọng. Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt. Những sản phẩm này rất tốt cho tim mạch và cơ thể của chúng ta.

Nên chọn loại rau quả tươi còn nguyên vẹn, lớp vỏ ngoài lành lặn, không bị trầy xước. Rau củ và quả tươi có màu sắc tự nhiên, không bị héo úa không nên chọn những loại rau có màu xanh quá đậm, không nên chọn củ quá xanh bóng và rau củ quả không dính chất lạ….

sức khỏe tim mạch

Rau củ quả luôn là sự lựa chọn tốt nhất cho hệ tim mạch.

Tập thể dục tốt cho sức khỏe tim mạch

Những người thường xuyên luyện tập sẽ có một cơ thể rất tốt, sức đề kháng cao, khỏe mạnh cả bên ngoài về sức khỏe bên trong cơ thể như là sức khỏe tim mạch. Những người thường xuyên tập sẽ ít khi gặp phải các tình trạng mỡ máu cao.

Một số bài tập phù hợp cho tim mạch: đi bộ, chạy, bơi lội, đạp xe. Bài tập này giúp đốt cháy năng lượng, giảm cholesterol máu, kiểm soát tốt cân nặng và giữ cho mức huyết áp ổn định. Khi hoạt động, tay chân phối hợp nhịp nhàng với nhau, cơ thể chuyển động, tim cũng co bóp khỏe hơn.

Lưu ý không nên tập quá sức, tập theo hướng dẫn, chỉ nên tập trong 30. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ trước khi tập tránh tình trạng quá mệt gây ra tăng huyết áp, đau tim.

bảo vệ sức khỏe tim mạch

Tập thể dục mỗi ngày là thói quen tốt giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.

Kiểm soát căng thẳng để bảo vệ trái tim

Căng thẳng là sát thủ vô hình đối với cơ thể. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian ngắn, nó chỉ có một vài ảnh hưởng đến đời sống tinh thần. Nhưng một khi để kéo dài, stress sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cho cơ thể, đặc biệt là các bệnh về tim mạch.

Không nên đánh giá thấp các tác hại mà stress mang lại vì số lượng người mắc bệnh tim mạch về stress đang ngày một tăng lên. Theo tạp chí của Hoa Kỳ thì người thường xuyên stress sẽ dễ mắc bệnh tim mạch hơn người thường 27%

nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Giảm stress để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Lời khuyên là hãy đọc sách, tìm ra được những điều thú vị. Học cách thiền, thiền mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và đầu óc thanh thản hơn. Ăn đủ chất và ngủ đủ giấc cũng là một trong những cách giảm stress (ngủ mỗi ngày từ 7-8 tiếng mỗi đêm) để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Ngủ ngon giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Theo một tuyên bố gần đây của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ngủ thất thường có liên quan đến một loạt các nguy cơ về tim mạch, bao gồm tăng huyết áp, béo phì, tim mạch vành,… Nếu có thời gian ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm thì đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe tim mạch của bạn.

Để có một giấc ngủ ngon nên:

  • Xây dựng một thói quen đi ngủ vào một giờ nhất định và thức dậy vào một giờ nhất định. 
  • Tắt hết các thiết bị di động, không giải quyết các công việc vào giờ chuẩn bị đi ngủ.
  • Không ăn, uống trước giờ ngủ 30 phút điều này sẽ khiến thức ăn không tiêu hoá được.
  • Ngủ với một ánh sáng vừa đủ.

cái thiện sức khỏe tim mạch

Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, đồng thời ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Không hút thuốc lá và dùng rượu bia

Theo nghiên cứu trong khói thuốc lá chứa hơn 200 loại có hại cho sức khỏe, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Thuốc lá tuy không gây ra tác hại ngay lập tức nhưng nó đe dọa sức khỏe loài người còn nặng hơn cả AIDS. Các bệnh do thuốc lá gây nên bệnh phổi ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp, bệnh mạch vành, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim… Trong thuốc lá có chứa các chất như: nicotine, monoxit carbon (khí CO), các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá, các chất gây ung thư ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Đã có rất nhiều cảnh báo khi sử dụng bia rượu. Khi uống nhiều rượu sẽ có hại cho sức khỏe, chẳng những gây hại cho bản thân mình, rượu còn gây tổn hại về nhiều mặt vật chất, tình cảm với mọi người xung quanh. Nếu uống quá nhiều rượu sẽ tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể con người từ hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ nội tiết, đặc biệt là hệ tiêu hóa gan mật.

cách bảo vệ sức khỏe tim mạch

Hãy sử dụng bia rượu đúng cách để không ảnh hưởng sức khỏe tim mạch.

- Lời khuyên: Nên sử dụng rượu bia đúng cách không nên quá lạm dụng. Chỉ uống khi thật sự cần thiết. Uống vừa đủ. Đối với thuốc lá khuyến cáo nên cai thuốc lá ngay từ bây giờ vì rất có hại cho sức khỏe ảnh hưởng về tinh thần lẫn vật chất.

Khám và tầm soát sức khỏe tim mạch định kỳ

Các bệnh về tim mạch rất khó nhận biết chỉ khi bệnh đến giai đoạn nặng hơn thì dấu hiệu mới xuất hiện rõ ràng hơn.

Vì vậy nên thường xuyên đi kiểm tra sức khoẻ tim mạch,  tầm soát tim mạch giúp nhận diện các yếu tố nguy cơ tim mạch (ví dụ rối loạn nhịp tim, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp), đồng thời phát hiện sớm bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh lý cơ tim, bệnh tim bẩm sinh tồn lưu…

Các hạng mục thăm khám:

- Khám lâm sàng: Tìm hiểu tiền sử gia đình, đánh giá thể trạng, đo cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể, khám tim mạch, đo huyết áp.

- Chẩn đoán hình ảnh:

  • Đo điện tâm đồ ECG: Ghi lại hoạt động điện của tim, tìm ra nguyên nhân của triệu chứng đau ngực, đánh trống ngực.
  • Chụp X-quang tim phổi: Phát hiện các bất thường ở tim, phổi và các cơ quan lân cận.
  • Siêu âm tim: Kiểm tra cấu trúc và hoạt động của tim, bác sĩ có thể tìm ra nhiều điểm bất thường trong cơ tim, van tim, nhịp đập và kích cỡ to bất thường.

- Thực hiện các xét nghiệm:

  • Công thức máu: Đánh giá sức khỏe tổng thể, phát hiện một số rối loạn bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu, bệnh bạch cầu.
  • Đường huyết: Đo lượng glucose trong máu.
  • Mỡ máu: Quan tâm 4 chỉ số Triglyceride, Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c) và HDL-cholesterol (HDL-c)….

Các đối tượng sau cần đi tầm soát tim mạch ngay:

  • Người luôn thấy mệt mỏi, khó thở, đau mỏi cơ bắp, thường bị chuột rút.
  • Thường xuyên hồi hộp không rõ nguyên nhân.
  • Mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm.
  • Có tiền sử mắc bệnh tim.
  • Người hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều.
  • Người thừa cân, béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, ít vận động.
  • Người thường tăng huyết áp hoặc tiểu đường.

giữ gìn sức khỏe tim mạch

Đối với người cao tuổi thì càng nên tầm soát sức khỏe tim mạch thường xuyên.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch là đang bảo vệ chính mạng sống của bạn. Thường xuyên thăm khám tầm soát sức khỏe tim mạch, hạn chế ăn mặn, sử dụng các thực phẩm tốt cho tim mạch, ăn nhiều rau quả kết hợp luyện tập để tim mạch khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

>>> Xem thêm:

Contact Us