Thực đơn cho người bệnh tim: Nên ăn và kiêng gì?
Theo kết quả nghiên cứu, một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần ngăn chặn nguy cơ dẫn đến các triệu chứng về tim mạch. Mỗi người, đặc biệt những người có nguy cơ mắc bệnh cao phải thường xuyên cung cấp cho cơ thể các nhóm thực phẩm có lợi cho tim mạch. Hơn thế nữa, cần hạn chế những thức ăn không tốt cho sức khỏe để giữ cho hệ tim mạch mạnh khỏe.
Mục lục
Ích lợi bất ngờ của 5 thực phẩm rất cần thiết cho tim mạch
Dưới đây là 5 siêu thực phẩm cần thiết cho hệ tim mạch mà bạn không nên bỏ qua:
Khoai tây
Lợi ích: Khoai tây cung cấp rất nhiều Vitamin C, B1, B2, cùng với Photpho giúp giảm Cholesterol xấu. Bởi vậy, bổ sung khoai tây vào bữa ăn mỗi ngày rất có lợi cho hệ tim mạch và người bệnh huyết áp, giúp hạn chế bệnh nhồi máu cơ tim, đau tim và tăng huyết áp.
Món ăn từ khoai tây: khoai tây luộc, khoai tây khuấy trứng nướng, khoai tây xào thập cẩm, gà kho khoai tây.
Đậu đen
Ích lợi: Đậu đen xanh lòng chứa rất nhiều dưỡng chất như Folate, Magie, chất xơ, chất chống oxy hóa, giúp giảm triệu chứng huyết áp tăng, giảm chỉ số Cholesterol cũng như chỉ số đường huyết. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp giảm tiến triển của bệnh tim mạch, huyết áp.
Các món ăn từ đậu đen xanh lòng: chè đậu đen, đậu đen đồ xôi, cháo đậu đen, gà ác hầm đậu đen, nước đậu đen rang lá dứa…
Cá hồi
Ích lợi: Cá hồi là một siêu thực phẩm rất cần thiết cho hệ tim mạch. Trong cá hồi chứa lượng lớn Omega-3, Protein tốt, Vitamin B12, sắt… có tác dụng giảm rối loạn nhịp tim, huyết áp; hạn chế chất béo trung tính; ngăn chặn tình trạng viêm cho cơ thể.
Món ăn từ cá hồi: salad trộn cá hồi, cá hồi kho, rau cuộn cá hồi nướng, cá hồi áp chảo…
Cherry (anh đào)
Ích lợi mang lại: Anh đào chứa vô số Kali, Pectin, chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt Cholesterol xấu, cân bằng lượng Natri của cơ thể, đồng thời hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp.
Món ăn làm từ cherry: Bạn nên thử ăn cherry (anh đào) tươi, làm sinh tố hoặc ăn chung yến mạch.
Quả chuối
Lợi ích: Chuối cũng là thực phẩm tốt cho hệ tim mạch. Loại hoa quả này giàu Vitamin B6, Vitamin C, chất xơ, Kali, Magie góp phần làm ổn định nhịp tim, cùng với đó là giảm huyết áp, loại trừ nguy cơ mắc bệnh liên quan tim mạch.
Các món ngon làm từ chuối: Bạn có thể ăn chuối chín sau mỗi bữa cơm hay xay thành sinh tố, ăn cùng yến mạch hoặc làm bánh trứng cuộn chuối đều có lợi đối với sức khỏe.
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm kể trên, khi xây dựng thực đơn cho người mắc bệnh tim, bạn cũng phải chú ý một số nguyên tắc được liệt kê sau đây:
- Chia đều khẩu phần ăn hợp lý gồm bữa ăn ít calo, giàu dinh dưỡng và bữa ăn nhiều muối, nhiều calo.
- Tinh giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Loại chất béo này thường tìm thấy trong thức ăn nhanh, khẩu phần chế biến sẵn, chất béo động vật, bánh, bơ có nguồn gốc thực vật, mì gói…
- Chọn lựa nguồn Protein ít béo như sữa ít béo, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng.
- Ăn ngũ cốc nguyên hạt gồm bột mì nguyên cám hữu cơ, bột yến mạch, bánh mì nguyên cám, gạo lứt, kiều mạch…
- Bổ sung phong phú hoa quả tươi.
- Tránh nạp nhiều muối vào cơ thể bằng cách sử dụng nước mắm giảm mặn chứa hàm lượng Natri rất thấp, giảm vị mặn nhưng vẫn giữ được hương và vị nồng nàn đặc biệt, vừa ngon miệng vừa bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Hé lộ 5 thực phẩm tối kỵ trong bữa ăn người bệnh tim mạch
Người bị bệnh tim mạch lưu ý cần phải tránh các món ăn, thực phẩm không tốt cho hệ tim mạch gồm có:
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật gồm tim, gan, phèo, phổi,… chứa nhiều saturated fat (chất béo bão hòa ảnh hưởng xấu đối với hệ tim mạch). Ngoài ra, nội tạng động vật còn gồm một lượng lớn vi khuẩn có hại, kéo theo vô vàn tác động tiêu cực đối với sức khỏe.
Đồ ăn chiên rán
Các món chiên rán như khoai tây rán, gà chiên… chứa nhiều chất béo chuyển hóa, có khả năng gia tăng Cholesterol xấu và gây hao hụt lượng Cholesterol tốt, điều này sẽ gây hại cho hệ tim mạch.
Thịt đóng gói sẵn
Các loại thịt hun khói, xúc xích là những thực phẩm chứa nhiều muối và chất béo bão hòa (saturated fat). Nếu nạp vào cơ thể số lượng lớn thịt hộp có thể gây dư thừa hàm lượng Natri, làm tăng nguy cơ huyết áp cao, lâu ngày dẫn đến rối loạn tim mạch, đột quỵ.
Dưa muối chua
Dưa muối mặc dù rất hấp dẫn nhưng lại chứa một lượng muối rất lớn. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây mất cân bằng Natri trong cơ thể, ảnh hưởng xấu tới huyết áp, tim mạch cũng như dạ dày.
Mì gói
Mì gói là món ăn chứa một lượng lớn muối, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và vô số các chất phụ gia gây hại. Thường xuyên ăn mì ăn liền sẽ gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, sỏi thận, loãng xương, ung thư.
Một số thực đơn tốt cho sức khỏe người mắc bệnh tim mạch
Dưới đây là những thực đơn được gợi ý dành cho người bệnh tim mạch mà bạn có thể tham khảo:
Thực đơn 1
Buổi sáng:
- Một bát yến mạch nấu chín ăn cùng hạt óc chó và bột quế.
- 1 ly sữa tách kem.
- 1 trái chuối.
Buổi trưa:
- 1 ly sữa chua trắng ít béo, thêm vào đó là 1 muỗng cà phê hạt lanh.
- ½ cốc chứa ½ trái đào đóng hộp và nước ép đào.
- 5 cái bánh quy nướng.
- 1 bát súp lơ trắng xanh (có thể luộc, hấp hoặc ăn sống).
- 2 muỗng canh kem phô mai không béo.
- 1 cốc nước ngọt.
Buổi tối:
- 100g cá hồi.
- ½ chén đậu xanh thêm 1 muỗng hạnh nhân nướng.
- 2 bát salad trộn.
- 2 thìa canh nước sốt salad tách béo.
- 1 thìa hạt hướng dương.
- 1 ly sữa ít kem.
- 1 trái cam nhỏ.
Thực đơn 2
Buổi sáng:
- 1 tô phở thịt bò.
- 1 ly sữa đậu nành ít đường.
- 1 ly sữa chua nguyên chất, không béo ăn cùng quả việt quất.
Buổi trưa:
- Cơm gạo tẻ.
- Tôm rang.
- Rau luộc.
- 1 ly sữa không kem.
- Hoa quả tươi (chuối, cherry).
Buổi tối:
- Cơm gạo tẻ.
- Gà rang.
- Súp lơ xanh hấp.
- Mơ khô nấu canh.
- Khoai lang luộc.
Phía trên là các loại thực phẩm tốt và không tốt cho hệ tim mạch mà bạn nên biết. Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng có vai trò rất to lớn với sức khỏe, đặc biệt là với những người bị bệnh tim mạch. Hãy bổ sung các món ăn tốt như khoai tây, đậu đen, cá hồi, dùng nước mắm ít mặn,… Ngoài ra cần tránh xa các thực phẩm đóng hộp, nội tạng động vật để giữ cho hệ tim mạch thật khỏe nhé.
>>> Xem thêm: