7 thói quen ăn uống không lành mạnh cần từ bỏ ngay
Ăn uống không lành mạnh và thiếu khoa học nếu không nhận ra về lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe. Để biết đó là những thói quen nào, hãy cùng tìm hiểu 7 thói quen ăn uống không lành mạnh cần từ bỏ ngay sau đây.
Mục lục
Nhịn ăn, bỏ bữa để giảm cân
Nhịn đói quá lâu sẽ khiến cơ thể suy nhược do không được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm và dễ bị đau dạ dày do không có gì để tiêu hóa khi dạ dày co bóp. Bỏ bữa thất thường còn gây ra rối loạn hormone điều chỉnh cảm giác đói - no, lâu dần sinh lười ăn, thiếu chất khiến cơ thể suy kiệt. Ngoài ra, việc nhịn ăn không giúp giảm cân như nhiều người lầm tưởng. Ngược lại, khi quá đói cơ thể sẽ đòi hỏi các thực phẩm có lượng đường cao, ăn nhanh và ăn nhiều để bù lại năng lượng, và bạn vẫn không thể kiểm soát được cân nặng như mong muốn.
Để giảm cân đúng cách, bạn nên thưởng thức những bữa ăn dinh dưỡng với đầy đủ rau củ, trái cây và thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao. Chúng sẽ giúp nạp đầy năng lượng cho cơ thể cũng như hỗ trợ chống chịu cơn đói, bao gồm các loại rau xanh sẫm, bơ đậu phộng, các loại hạt, sữa ít béo, tách béo và tinh bột nguyên hạt như yến mạch, lúa mạch. Cũng cần ưu tiên uống nhiều nước lọc, tránh thức uống chứa nhiều calories hoặc chất caffein.
Nhịn đói để ép cân là thói quen ăn uống không lành mạnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Ăn uống vô độ, không kiểm soát
Nạp thức ăn một cách vô độ, không kiểm soát là một thói quen ăn uống không lành mạnh với tác hại trước hết là tăng cân, béo phì, từ đó đưa đến các vấn đề huyết áp và tim mạch nghiêm trọng khác. Ngoài ra, ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày giãn nở to ra, chèn ép các cơ quan nội tạng khác gây khó chịu, căng trướng, đồng thời làm giảm tốc độ tiêu hóa gây đầy hơi, nôn mửa. Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu calories còn khiến cơ thắt thực quản giãn lỏng, gây hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản.
Có thể thử các cách sau để kiềm chế thói quen ăn uống không kiểm soát:
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ để giúp no lâu.
- Uống đủ nước giúp hạn chế cơn thèm ăn, tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân.
- Ngủ đủ 8h mỗi đêm để tránh các cơn thèm bất chợt mỗi khuya.
- Dọn dẹp nhà bếp, trữ sẵn các thực phẩm lành mạnh (như rau củ quả, ngũ cốc, các loại hạt) và loại bỏ đồ ăn vặt, nước ngọt, đồ ăn nhanh,…
- Kiểm soát stress, tìm cách thư giãn mỗi khi mệt mỏi, vì đôi khi stress là nguyên nhân gây thèm thực phẩm nhiều chất béo.
Mất kiểm soát trong ăn uống không chỉ khiến tăng cân mà còn gây hại cho rất nhiều cơ quan nội tạng khác
Lạm dụng thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
Thức ăn nhanh (fast food) và thực phẩm chế biến sẵn vẫn thường được ưa chuộng vì mang lại sự tiện lợi và cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng chúng có thể gây ra những tác hại khôn lường, bao gồm:
- Suy giảm chức năng hệ tiêu hóa: Trong fast food hầu như không có chất xơ, làm tăng nguy cơ táo bón, trĩ và kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Ảnh hưởng trí não: Chất béo chuyển hóa trong fast food sẽ lấn át chất béo lành mạnh trong não, can thiệp vào cơ chế truyền tín hiệu và gây suy giảm trí nhớ.
- Tổn thương gan: Các chất béo chuyển hóa có thể tích tụ trong gan gây tổn thương gan và làm hư hại men gan.
- Tình trạng kháng insulin dẫn đến tiểu đường type 2: Fast food làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt, dẫn đến tăng nguy cơ tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.
Để loại bỏ thói quen ăn uống không lành mạnh này, nên ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống, hạn chế dùng thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn. Cũng đừng quên kết hợp với trái cây, rau xanh để đảm bảo bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Các loại thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều năng lượng, ít chất xơ, giàu chất béo xấu và lượng muối cao, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe
Ăn mặn, dung nạp quá nhiều muối
Chế độ ăn mặn, thừa muối sẽ làm tăng nồng độ Natri trong máu, làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, từ đó tăng thể tích máu và hậu quả là tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp và tim mạch.
Cần phải thay đổi thói quen ăn mặn, tiêu thụ dưới 5g muối/ngày theo khuyến cáo của WHO. Ngoài ra cũng nên ưu tiên dùng thực phẩm tươi, hạn chế đồ chế biến sẵn, giảm lượng muối nêm vào món ăn, dùng nước mắm giảm mặn thay cho nước mắm thường,… để tránh những hệ quả không mong muốn.
Ưu tiên dùng các sản phẩm nước mắm giảm mặn thân thiện với sức khỏe, áp dụng công nghệ giảm muối và Natri, tốt cho sức khỏe mà vẫn ngon miệng
Ăn nhiều thịt đỏ, ít chất xơ
Chế độ ăn ít chất xơ, nhiều thịt đỏ hoàn toàn là một thói quen ăn uống không lành mạnh. Trong thịt đỏ (như thịt bò, thịt lợn) chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, làm tăng nồng độ cholesterol máu, kéo theo tăng nguy cơ ung thư và bệnh lý tim mạch. Kết hợp thêm với việc thiếu chất xơ sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngoài ra còn gây đói nhanh, táo bón, trĩ và tăng lượng đường trong máu.
Để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, bạn vẫn nên ăn thịt đỏ với một lượng thích hợp. Học viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo không nên tiêu thụ quá 510.29g thịt đỏ đã qua nấu chín mỗi tuần, tránh các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói,… đồng thời bổ sung nhiều chất xơ qua trái cây và rau củ.
Ăn nhiều thịt đỏ, ít chất xơ là một trong những thói quen ăn uống không lành mạnh
Vừa ăn vừa làm việc hoặc xem tivi
Vừa ăn vừa làm việc hoặc xem ti vi gây ra nhiều tác hại hơn bạn nghĩ. Việc phân luồng lượng máu tới dạ dày, não và mắt để đáp ứng sự kết hợp giữa việc ăn với việc xem ti vi/làm việc không chỉ gây mất ngon mà còn dẫn đến các bệnh đau dạ dày, ảnh hưởng tới thần kinh, suy yếu não bộ, rối loạn tiêu hóa, tăng cân và cận thị.
Để khắc phục thói quen ăn uống không lành mạnh này, bạn có thể dùng thử các cách sau:
- Dành thời gian hợp lý cho bữa ăn, không quá ngắn hoặc quá chậm, khoảng 20 phút.
- Giữ lịch ăn đúng giờ.
- Tránh xa các thiết bị công nghệ lúc đang ăn.
- Chọn một không gian yên tĩnh, thích hợp để ăn ngon miệng hơn.
Thói quen xấu vừa ăn vừa làm việc không chỉ gây mất ngon mà còn hại dạ dày
Quá lệ thuộc vào cà phê
Cà phê giúp tỉnh táo hơn trong học tập và công việc, nhưng nếu quá lệ thuộc vào loại đồ uống này sẽ có thể dẫn đến những tác hại không mong muốn. Bên cạnh việc gây mất ngủ, căng thẳng quá mức và mệt mỏi, uống cà phê lâu ngày còn gây tăng nhịp tim và huyết áp, tổn thương cơ bắp, ngộ độc cà phê cũng như ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và bài tiết.
Các biện pháp giúp loại bỏ sự phụ thuộc vào cà phê:
- Chọn thời điểm thích hợp (ví dụ một kỳ nghỉ với nhiều thời gian rảnh rỗi) để có thể cai cà phê.
- Chia sẻ với người thân, bạn bè bạn đang cai nghiện cà phê để tránh bị mời uống.
- Đau đầu, mệt mỏi là những dấu hiệu thường thấy khi cơ thể đòi cà phê. Do đó hãy mang theo thuốc giảm đau để dùng khi cần.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng giàu protein để bổ sung năng lượng thiếu hụt trong lúc cai cà phê.
- Chuẩn bị sẵn những đồ uống thay thế (nước lọc, nước trái cây,…) vào những khung giờ hay uống cà phê.
- Nghỉ ngơi hoặc thư giãn ngắn trong 10 - 15 phút để cải thiện sự tập trung và giảm bớt buồn ngủ.
Cà phê giúp duy trì sự tỉnh táo, nhưng khi quá lệ thuộc vào cà phê sẽ gây ra nhiều tác hại không mong muốn
Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần gìn giữ một sức khỏe tốt, ngược lại những thói quen ăn uống không lành mạnh sẽ gây hại cho cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Hãy loại bỏ những thói quen xấu này ngay bây giờ vì sức khỏe sau này của bạn.
>>> Xem thêm: