Thức ăn bị mặn phải làm sao? 8 cách giảm độ mặn của món ăn cực dễ
Trong khi nấu ăn, nếu chẳng may lỡ tay nêm nếm quá mặn, chúng ta phải làm sao để khắc phục? Đừng lo, bài viết sau đây sẽ giúp bạn bỏ túi một vài cách làm giảm độ mặn của thức ăn siêu hiệu quả mà có thể bạn chưa biết. Theo dõi ngay nhé!
Mục lục
Cách làm giảm độ mặn của thức ăn đơn giản là thêm nước
Đây là mẹo đơn giản mà hiệu quả đối với những món canh, món súp, món kho nhiều nước bị quá mặn. Hãy cho thêm nước vào món ăn, sau đó cho nêm lại một vài gia vị cần thiết.
Dùng chanh tươi để làm dịu vị mặn
Chanh tươi là thực phẩm chữa mặn dễ tìm trong nhà bếp. Nếu các món canh hoặc kho quá mặn, hãy dùng ½ - 1 thìa nước cốt chanh để làm giảm vị mặn mà không hề ảnh hưởng đến mùi vị đặc trưng của món ăn.
Ngoài ra đối với các loại nước chấm quá mặn (nước tương, nước mắm, nước xốt…), bạn cũng có thể kết hợp chanh để mùi vị hài hòa hơn.
Tuy nhiên, bạn đừng nên kết hợp chanh với các món có thành phần từ sữa, bởi dưới tác dụng của chanh, sữa sẽ bị kết tủa ngay.
Chỉ cần dùng một ít nước chanh tươi là có thể trung hòa vị mặn của món ăn thật dễ dàng!
Bí quyết giảm mặn cho món ăn với giấm gạo
Tương tự như chanh, giấm gạo cũng là nguyên liệu chứa axit và có khả năng làm giảm độ mặn của món ăn hiệu quả đến không ngờ. Chỉ cần cho một lượng nhỏ giấm gạo là có thể trung hòa vị mặn của món ăn và kích thích thêm vị giác.
Cách giảm mặn món ăn với sữa chua không đường
Đối với những món ăn có thành phần từ sữa (như phô mai, kem tươi, cà ri béo…), bạn có thể kết hợp với 1-2 thìa sữa chua để làm dịu vị mặn. Lưu ý để giữ mùi vị đặc trưng của món ăn, chỉ nên sử dụng sữa chua không đường thôi nhé!
Cà chua giúp trung hòa vị mặn
Vị chua tự nhiên của cà chua cũng có thể giúp giảm bớt vị mặn. Hãy cắt vài lát cà chua dày rồi cho vào món ăn đã nấu chín trong khoảng 15 - 20 phút. Đến khi dùng món chính thì bạn nên vớt cà chua ra nhé!
Đối với những món ăn không quá mặn, bạn có thể dùng cà chua để chữa cháy nhé!
“Bỏ túi” cách giảm độ mặn của món ăn với khoai tây
Chỉ cần cho thêm vài miếng khoai tây vào nồi canh hoặc nồi súp đang quá mặn là bạn có thể cứu được món ăn của mình. Ngoài ra, một số chị em còn chia sẻ mẹo cho khoai tây vào món rau củ xào quá mặn để trung hòa mùi vị.
Đừng bỏ qua mật ong khi muốn làm giảm độ mặn của thức ăn
Hãy thêm 1 thìa mật ong vào món canh, món súp, món kho đang quá mặn… rồi khuấy đều lên. Mật ong có vị ngọt giúp làm giảm bớt độ mặn của muối, đồng thời cho món ăn thêm hấp dẫn.
Cách giảm độ mặn của món ăn với lòng trắng trứng
Giải pháp chữa mặn cho các món canh hoặc súp là dùng lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt, không bị đánh tan thả vào nồi để sôi trong 5 phút rồi vớt ra. Lúc này vị mặn của món ăn sẽ được hút đi nhiều.
Thêm đậu phụ giúp giảm bớt vị mặn của món ăn
Đậu phụ có tính hấp thụ cao, nên có khả năng trung hòa vị mặn của món chính. Bí quyết hay chia sẻ đến bạn: thêm vài miếng đậu phụ nhỏ vào món ăn đang mặn.
Kết hợp thêm vài miếng đậu phụ, món ăn của bạn sẽ giảm đi vị mặn nhiều đấy!
Cách giảm mặn món ăn bằng tinh bột
Các món chứa nhiều tinh bột như cơm, lúa mạch, hạt diêm mạch, mì ống… có khả năng hấp thụ muối có trong nước sốt. Do đó tùy thuộc vào từng món ăn, đun nhỏ lửa với một ít nước trộn với những loại tinh bột này sẽ có tác dụng hấp thụ lượng muối dư thừa.
Trên đây là những cách giảm độ mặn của món ăn, vừa đơn giản vừa thân thuộc mà ai cũng có thể thực hiện được. Bạn hãy lưu lại và áp dụng khi cần nhé!
>>> Xem thêm: