Ăn mặn hại thận như thế nào? Những tác hại mà bạn không thể ngờ tới

Bệnh thận là một căn bệnh rất phổ biến và được gọi là kẻ giết người thầm lặng - gây ra ít nhất 2,4 triệu ca tử vong mỗi năm và hiện đứng thứ 6 trong nhóm bệnh lý gây tử vong cao trên thế giới. Trong đó, thói quen ăn mặn, ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ mắc bệnh này tăng cao. Vậy ăn mặn hại thận như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Các bệnh về thận ngày càng phổ biến trong cộng đồng 

Các bệnh thường gặp ở thận có thể kể đến là: suy thận, sỏi thận, viêm cầu thận, ung thư thận… Khi mắc bệnh, chức năng của hai quả thận sẽ suy giảm khó sàng lọc chất thải từ máu, kiểm soát huyết áp và sản xuất tế bào hồng cầu trong cơ thể. 

Nhìn chung, hầu hết các bệnh này đều diễn biến âm thầm, người bệnh có thể khó nhận ra cho đến khi bệnh diễn tiến nặng, kéo theo hàng loạt vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe như thiếu máu, khó thở, nhịp tim bất thường. Một số người còn bị suy nhược, hay gặp vấn đề về khớp, trầm cảm, mất cảm giác ngon miệng và chân bị chuột rút.

ăn mặn hại thận

Khi thận bị tổn thương hoặc suy yếu, không thể thực hiện được chức năng sàng lọc sẽ dẫn tới ứ trệ các chất thải và chất lỏng.

Ăn mặn hại thận như thế nào? 

Đáng nói, phần lớn tác nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận nhiều người mắc phải đều bắt nguồn từ chế độ ăn mặn, ăn nhiều muối. Theo đó, tác động của việc ăn mặn hại thận được các chuyên gia giải thích như sau:

Tạo áp lực lên thận

Ăn nhiều muối đồng nghĩa cơ thể xuất hiện cảm giác khát nước nhiều, vì thế cần thu nạp lượng lớn nước. Từ đó dẫn tới tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, buộc thận phải tăng công suất làm việc để lọc máu. Điều này vô tình khiến các bệnh lý ở thận của người bệnh diễn tiến ngày càng nặng.

Giảm khả năng loại bỏ nước ở thận

Natri trong muối đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nước của cơ thể. Thế nhưng, khi một người ăn quá nhiều muối (hay có thể hiểu là tăng lượng Natri tiêu thụ), khiến thận mất khả năng kiểm soát cân bằng natri và nước. 

Khi đó, lượng Natri dư thừa sẽ hút nước ra khỏi tế bào và đi vào máu. Điều này khiến thận phải loại bỏ nhiều nước hơn từ máu để chuyển thành nước tiểu. Hệ quả không chỉ tăng kích thích cảm giác buồn tiểu thường xuyên hơn, mà về lâu dài có thể dẫn đến suy thận mãn tính kèm nguy cơ thiếu máu, tăng huyết áp, loãng xương, đột quỵ, bệnh lý tim mạch.

Tăng nguy cơ suy thận, mắc hội chứng thận hư

Tình trạng ăn mặn hại thận còn khởi phát do lượng protein (albumin) trong nước tiểu tăng cao - yếu tố nguy cơ chính gây suy giảm chức năng thận. Trường hợp tỷ lệ albumin/creatinin trong nước tiểu lớn hơn mức bình thường 30mg/mmol thì người bệnh có thể mắc phải hội chứng thận hư, với biểu hiện sưng phù chân, mắt cá chân, tăng cân.

Gây bệnh sỏi thận

Dung nạp lượng lớn muối có thể làm rối loạn chức năng thận, khiến lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên gây sỏi thận. Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc giảm tiêu thụ muối có thể làm giảm bài tiết canxi và giảm sự tái phát của sỏi thận.

ăn mặn gây sỏi thận

Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận, tiêu thụ nhiều muối (natri) làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.

>>> Đừng bỏ lỡ: Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về chế độ ăn mặn và cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất

Lời khuyên về chế độ ăn uống để chăm sóc thận khỏe mạnh 

Một khẩu phần ăn quá nhiều muối và natri sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là với thận. Do đó, việc hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể mỗi ngày là hết sức cần thiết. Dưới đây là một số bí quyết giúp mỗi người, nhất là người đang mắc phải những vấn đề về thận có thể tránh được tình trạng ăn mặn hại thận hiệu quả.

Giảm muối trong chế độ ăn uống

Thay đổi khẩu vị, giảm ăn mặn ngay lập tức không phải là điều dễ dàng. Vì vậy để bảo vệ thận, bạn có thể thử giảm ăn mặn mỗi ngày một ít bằng cách:

  • Dùng lượng muối theo khuyến nghị: Chỉ nên ăn 5-6 g muối/ngày, tương đương khoảng 1 thìa cà phê. Số muối này tính trên tổng lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày, không phải là số lượng được nêm nếm.
  • Hạn chế sử dụng một số thực phẩm: Các thực phẩm đóng hộp (cá hộp, thịt hộp), các loại thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói, cá khô). Trong những thực phẩm này thường được cho nhiều muối để bảo quản nên dễ vô tình ăn mặn quá mức quy định mà nhiều người không hay biết.
  • Sử dụng nước mắm giảm mặn: Là một trong những giải pháp tối ưu trong việc bảo vệ sức khỏe của thận, phòng ngừa bệnh tật được rất nhiều gia đình lựa chọn. Nổi bật hiện nay có nước mắm Nam Ngư & nước mắm CHIN-SU giảm mặn, với công thức độc đáo gia giảm nồng độ muối phù hợp, mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon, đậm đà đặc trưng. Nhờ đó, khi lựa chọn sản phẩm, chị em thoải mái sử dụng làm nước chấm trực tiếp hoặc nấu nướng ra nhiều món ăn ngon chuẩn vị - nhưng vẫn yên tâm bảo vệ sức khỏe, không lo tình trạng ăn mặn hại thận đe dọa chất lượng cuộc sống của cả gia đình.

phòng ngừa bệnh thận bằng cách sử dụng nước mắm chinsu giảm mặn

Chọn nước mắm Nam Ngư & CHIN-SU giảm mặn, chọn bữa ăn ngon miệng, đậm đà tròn vị mà vẫn khỏe.

Lựa chọn thực phẩm tươi

Thay vì dùng thực phẩm chế biến sẵn chứa hàm lượng muối cao, bạn nên ăn nhiều thực phẩm tươi tự nhiên như trái cây, rau củ; các loại đậu; ngũ cốc nguyên hạt… Đồng thời, ưu tiên chế biến món ăn luộc, hấp. Khi nấu nướng thì nêm nếm ít muối và gia vị, hạn chế thói quen chấm các loại muối khi ăn trái cây.

Uống nhiều nước

Đây là cách hỗ trợ thận đào thải các độc tố ra ngoài theo đường nước tiểu được tốt hơn. Chính vì thế, ngoài việc uống đủ lượng nước được khuyến cáo 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, bạn nên bổ sung thêm nước cho cơ thể thông qua nước canh, sinh tố, nước ép…

Cắt giảm thức ăn nhẹ có hàm lượng chất béo bão hòa, đường hoặc muối cao 

Ăn mặn thường bắt nguồn từ việc tiêu thụ lượng lớn đồ ngọt, chiên xào và thức ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên, pizza). Đây là những nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, gia vị… sẽ gia tăng lượng muối vào cơ thể, khiến thận quá tải và làm tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn. Thay vào đó, hãy thay thế bằng cách sử dụng chất béo lành mạnh như dầu oliu, đậu nành, trái cây tươi, sữa chua ít béo và tăng cường các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, lạc).

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được ăn mặn hại thận như thế nào để có những biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. Trong đó, từ bỏ thói quen ăn mặn, tập thay đổi chế độ ăn uống mỗi ngày là cách vừa giữ thận khỏe mạnh, vừa bảo vệ sức khỏe toàn diện mà ai cũng có thể thực hiện được. Ngay hôm nay, hãy áp dụng những lời khuyên trong bài viết bạn nhé!

>>> Xem thêm:

Contact Us