Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe cần bỏ ngay

Trong cuộc sống, có những thói quen xấu cho sức khỏe chúng ta vẫn thường xuyên thực hiện nhưng lại chủ quan phớt lờ, hoặc lầm tưởng rằng không sao cả. Hệ quả là cơ thể bị làm cho tổn hại và xuống cấp trầm trọng. Vậy đó là những thói quen tai hại nào hãy cùng điểm mặt ngay trong bài viết dưới đây!

Thói quen ăn mặn và tác hại nguy hiểm đến sức khỏe

Ăn nhiều muối là nguyên nhân dẫn đến những nguy hại ngắn hạn và cả dài hạn cho sức khỏe. Điển hình là tình trạng giữ nước nhiều gây sưng phù cơ thể, ảnh hưởng chức năng thận, tăng huyết áp, tim mạch, viêm dạ dày… 

Để phòng tránh những nguy hại từ thói quen này, bạn nên giảm muối trong chế độ ăn của gia đình. Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vì chế biến sẵn, hấp luộc thay vì kho, rim. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng nước mắm giảm mặn ứng dụng công nghệ giảm mặn, ít muối hơn nhưng vẫn giữ được hương vị đậm đà.

những thói quen xấu cho sức khỏe

Hãy cải thiện thói quen ăn mặn nhiều nguy hại bằng cách dùng nước mắm giảm mặn mỗi khi chế biến.

Thức ăn bị mặn phải làm sao? 8 cách giảm độ mặn của món ăn cực dễ

Trong khi nấu ăn, nếu chẳng may lỡ tay nêm nếm quá mặn, chúng ta phải làm sao để khắc phục? Đừng lo, bài viết sau đây sẽ giúp bạn bỏ túi một vài cách làm giảm độ mặn của thức ăn siêu hiệu quả mà có thể bạn chưa…

Bỏ bữa sáng mỗi ngày

Thói quen bỏ bữa sáng mỗi ngày khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, không đủ năng lượng để hoạt động, mất tinh thần và độ tập trung. Chưa kể, bỏ bữa sáng lâu dài còn ảnh hưởng đến dạ dày, tăng nguy cơ đái tháo đường và không tốt cho tim mạch.

Bữa sáng quan trọng nhất trong ngày, dù bận rộn cũng nên tranh thủ cho bản thân một bữa sáng no đủ với những thực phẩm lành mạnh.

Ăn nhiều đồ ngọt

Ăn nhiều đồ ngọt trong một thời gian dài với hàm lượng đường cao sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch và ung thư, gây những biến chứng khôn lường cho cơ thể. 

Để điều chỉnh một trong những thói quen ăn uống không lành mạnh này, bạn cần cân nhắc món đồ ngọt nào kiêng nạp vào cơ thể. Tốt nhất nên ưu tiên cho những thực phẩm sữa nguyên chất, nước tinh khiết thay cho nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp…

Lạm dụng thuốc lá, đồ uống có cồn 

Lạm dụng thuốc lá, rượu bia trong thời gian dài là nguyên nhân gây suy kiệt sức khỏe, tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Nếu rượu bia gây tổn thương trực tiếp lên tế bào gan, phá hủy chức năng gan thì thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi.

Hãy chủ động từ bỏ thói quen không tốt này bằng cách sử dụng trà xanh để thay thế cơn thèm, nhằm cải thiện sức khỏe của bạn tốt hơn.

Lối sống ít vận động

Một lối sống ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài có thể gây thừa cân béo phì, mất canxi ở người lớn tuổi. Từ đó kéo theo hàng loạt chứng bệnh như huyết áp cao, tiểu đường loại 2, tim mạch vành, viêm khớp…

Để giảm thiểu nguy cơ của thói quen ít vận động, không gì khác là tăng cường các hoạt động thể chất như đi bộ, leo cầu thang, đặt lời nhắc sau mỗi 30 phút ngồi làm việc…

Làm bạn với điện thoại và máy tính trước khi ngủ

Đây cũng là thói quen mang đến những tác hại khôn lường về sức khỏe như thoái hóa mắt, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo, dễ mắc các bệnh lý về da, xương khớp, suy giảm trí nhớ…

Vậy nên, tránh dùng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ luôn là điều cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể hạn chế ánh sáng xanh tiếp xúc với mắt bằng những màn hình thiết bị có bộ lọc loại bỏ ánh sáng xanh.

Thức khuya thường xuyên

Người hay thức khuya thường bị đau đầu, giảm thị lực, rối loạn nội tiết, lão hóa nhanh, đặc biệt trí nhớ giảm sút gấp 5 lần so với người ngủ sớm. Ngoài ra, thức khuya dậy sớm khiến giấc ngủ bị rút ngắn cũng gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, trầm cảm…

Nếu bạn đang có thói quen này thì hãy nên thay đổi, đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi, tránh những tác hại kể trên.  

những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe

Thói quen thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi, đối diện nhiều bệnh lý nguy hại.

Nghỉ ngơi ngay sau khi tập thể dục

Nghỉ ngơi liền ngay sau khi tập bằng cách ngồi hoặc nằm không phải là thói quen tốt cho cơ thể. Bởi lúc này, máu sẽ ngưng đọng lại khiến cơ bắp đau nhức, tâm trạng trở nên lo lắng, choáng, sốc hoặc đột nhiên ngất xỉu.

Thay vào đó, hãy từ từ giảm tốc độ luyện tập, di chuyển nhẹ nhàng ít phút sau khi tập luyện ở cường độ nặng.

Ngủ hoặc làm việc sai tư thế 

Thói quen nằm sấp hoặc ngồi làm việc không thẳng lưng khiến tuần hoàn máu kém, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, tạo cảm giác mệt mỏi và đau đầu kéo dài. Ngoài ra, thói quen này lâu dài còn làm biến dạng cấu trúc xương trong cơ thể, gây bệnh xương khớp…

Hãy thay đổi ngay từ hôm nay bằng cách điều chỉnh lại tư thế nằm, ngồi của bạn. Ngồi thẳng lưng, nhìn về trước mà không phải gồng căng cổ, đầu gối và chân tạo thành góc 90 độ. Nằm ngửa, nằm nghiêng là tư thế tốt nhất.

Không uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ 

Không uống thuốc, uống thuốc không đủ liều hoặc uống thuốc quá liều là những thói quen cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe vì có thể gây nhờn thuốc, kháng thuốc hoặc dẫn đến một loạt các tình trạng khẩn cấp như sốc thuốc, khiến bệnh nặng lên thậm chí gây tử vong.

Các nhà chuyên môn khuyến cáo bạn cần tuân thủ dùng thuốc đúng liều, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ để điều trị hiệu quả tình trạng bệnh, bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Không kiểm tra sức khỏe định kỳ  

Không thường xuyên thực hiện việc thăm khám sức khỏe là nguyên nhân khiến bạn không phát hiện được sớm các vấn đề sức khỏe để điều trị kịp thời. 

Để phòng ngừa những rủi ro về sức khỏe, bạn nên thăm khám định kỳ 1-2 lần/ năm đồng thời kiểm tra một số chỉ số cơ thể như mỡ máu, huyết áp…

những thói quen xấu không tốt cho sức khỏe

Đừng quên dành thời gian kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ cơ thể khỏi những rủi ro bệnh nặng

Sử dụng bàn chải đánh răng quá lâu, ít thay mới

Cách chuyên gia cảnh báo, vi khuẩn và các thức ăn còn sót lại trên lông bàn chải sẽ làm sâu răng, viêm nướu. Không thay bàn chải sau khi viêm họng cũng là tác nhân gây bệnh do liên cầu khuẩn, amidan. 

Để những nỗ lực làm sạch răng miệng không trở nên lãng phí, bạn nên thay bàn chải 3-6 tháng hoặc thấy bàn chải đã sờn hoặc mất độ cứng.

Nghe nhạc với âm lượng lớn trong thời gian dài 

Nghe nhạc hàng giờ với âm lượng lớn khiến màng nhĩ trở nên mệt mỏi, lỗ tai không thông thoáng. Thói quen này về lâu dài sẽ dẫn đến mất thính giác, thậm chí phá hủy mô não, ảnh hưởng đến vận động của hệ thần kinh.

Do đó, chỉ nên nghe nhạc ở mức 60 dB là phù hợp và tối đa 75 dB nếu phải sử dụng tai nghe. Đừng quên quy tắc 60/60 - tức là nghe nhạc ở 60% âm lượng tối đa của thiết bị trong 60 lần và sau đó nghỉ ngơi.

Thói quen cắn móng tay 

Cắn móng tay là một trong những thói quen xấu cho sức khỏe bởi một lượng lớn vi khuẩn, giun sán, ký sinh trùng… có thể qua đường móng xâm nhập vào miệng gây nên những vấn đề về răng miệng và bệnh lây truyền. Mặt khác, thói quen này còn tác động rất nhiều đến tâm lý.

Để không lặp lại thói quen này hãy thường xuyên rửa tay thật sạch, cắt ngắn móng cho gọn gàng. Một giải pháp khác là sử dụng kẹo cao su mỗi khi cảm thấy buồn miệng muốn nhai gì đó.

Bẻ khớp tay chân tạo tiếng kêu

Bạn có biết? Hành động bẻ ngón tay là nguyên nhân chính khiến collagen và chất dịch tồn tại trong khớp bị phá vỡ gây tổn thương khớp, sưng khớp, các ngón trở nên kém linh hoạt hơn.

Hãy cảnh giác với thói quen không tốt này, sử dụng bao tay để ngăn ngừa bẻ khớp tay. Bạn cũng có thể học thêm các kỹ năng mới như xoay bút để tăng độ linh hoạt cho ngón tay, vẽ tranh, làm đồ thủ công hoặc viết lách để đôi tay luôn bận rộn.

Lười thoa kem chống nắng khi ra ngoài

Hậu quả của việc lười thoa kem chống nắng khi ra ngoài chính là khiến da của bạn trở nên bỏng rát do cháy nắng, nghiêm trọng có thể làm viêm da, da nhanh lão hóa trong khi tuổi còn trẻ.

Do đó hãy chọn kem chống nắng có chỉ số SPF cao để phát huy tối đa khả năng chống nắng, đừng quên bôi kem kỹ lưỡng trước khi ra ngoài 20-30 phút.

Những thói quen thường khó bỏ. Tuy nhiên, với những thói quen xấu cho sức khỏe kể trên lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể chúng ta. Dù phải mất nhiều thời gian, hãy kiên trì quyết tâm thay đổi chúng và thay thế bằng lối sống lành mạnh để nâng cao chất lượng sống và khỏe mạnh hơn.

>> Xem thêm:

Contact Us