7 thói quen tốt cho sức khỏe bạn nên biết càng sớm càng tốt
Duy trì thói quen lành mạnh mỗi ngày là chìa khóa để có sức khỏe tốt, ngăn ngừa bệnh tật. Trong đó, cần có sự kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp và thường xuyên vận động. Cụ thể thế nào thì hãy cùng khám phá 7 thói quen tốt cho sức khỏe bạn nên biết càng sớm càng tốt dưới đây!
Mục lục
Hạn chế ăn mặn, giảm muối trong từng bữa ăn
Thói quen ăn mặn gây nên những tác hại khôn lường đối với sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 62% các ca đột quỵ não do ăn mặn gây ra. Chưa kể, đây cũng là tác nhân gây nên các chứng bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, bệnh suyễn, tim, thận, ung thư dạ dày, bạc tóc sớm… Do vậy, hạn chế ăn mặn là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe hàng đầu để bảo vệ sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sức khỏe tim mạch.
Bạn nên chú ý hơn đến lượng muối trong từng loại thực phẩm cũng như kiểm soát tổng số lượng tiêu thụ trong bữa ăn hàng ngày. Bằng cách hạn chế các loại dưa cải muối, ăn đồ tươi thay cho thực phẩm đóng hộp. Bạn cũng có thể thay thế muối bằng cách dùng nước mắm giảm mặn - ít muối hơn nhưng vẫn giữ được vị đậm đà cho món ăn. Đây là xu hướng sống lành mạnh mới nhất được khuyến khích để bảo vệ sức khỏe cả gia đình.
Để tăng hương vị cho món ăn mà không cần dùng nhiều muối, một trong những thói quen tốt cho sức khỏe bạn có thể lựa chọn là nước mắm giảm mặn.
Tuyệt đối không bỏ bữa sáng
Hội đồng thông tin thực phẩm châu Âu (EUFIC) khuyến nghị, bữa sáng hợp lý cần đáp ứng 20-35% tổng năng lượng (calo) trong ngày, tức là 400-500 calo. Do đó, để khởi đầu ngày mới đầy năng lượng, tăng cường sự tập trung và làm việc hiệu quả hơn, bạn nên bổ sung dưỡng chất đầy đủ từ các bữa ăn sáng. Nếu bỏ bữa hoặc ăn sáng qua loa, cơ thể sẽ không nhận đủ vitamin và khoáng chất cần thiết khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến huyết áp, tiêu hóa, tổn thương dạ dày…
Chính vì vậy, dù bất cứ lý do gì bạn tuyệt đối không nên bỏ ăn sáng nhé! Hãy duy trì những điều nên làm tốt cho sức khỏe như ăn sáng đầy đủ, nuông chiều cơ thể bằng bữa ăn giàu dưỡng chất: protein nạc, chất béo tốt, trái cây, ngũ cốc…
Trong cuộc sống, có những thói quen xấu cho sức khỏe chúng ta vẫn thường xuyên thực hiện nhưng lại chủ quan phớt lờ, hoặc lầm tưởng rằng không sao cả. Hệ quả là cơ thể bị làm cho tổn hại và xuống cấp trầm trọng. Vậy đó là những…
Ăn trực tiếp trái cây tươi thay vì uống nước ép
Một trong những điều tốt cho sức khỏe nữa là ưu tiên ăn trực tiếp trái cây tươi thay vì uống nước ép. Bởi trong trái cây tươi, các vitamin, khoáng chất vẫn được bảo toàn khi bạn sử dụng. Đặc biệt, lượng chất xơ cao giúp bạn tiêu hóa dễ dàng và ngăn ngừa được chứng táo bón. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, ăn một quả cam thay vì uống nước ép sẽ giúp tăng cảm giác no hơn cho người đang ăn kiêng, béo phì cần giảm cân.
Trong khi đó, nước ép có xu hướng mất đi các thành phần dinh dưỡng quan trọng, nhất là chất xơ lành mạnh và một số chất khác vốn chỉ chứa trong phần thịt quả. Thậm chí, nước ép đóng chai/hộp còn chứa hàm lượng đường cao khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường…
Ăn trái cây tươi là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe bởi đây là nguồn cung cấp vitamin & khoáng chất dồi dào, đặc biệt là chất xơ lành mạnh hỗ trợ tiêu hóa khỏe
Siêng năng vận động, tích cực luyện tập
Ý thức xây dựng thói quen vận động giúp bạn nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và sống hạnh phúc hơn. Cụ thể, bạn sẽ nhận được những thay đổi tích cực như cơ thể phát triển cân đối hơn, tâm trạng tươi vui, hưng phấn hơn. Người cao tuổi thường xuyên vận động cũng giúp duy trì sự linh hoạt, cải thiện những vấn đề về xương khớp, suy giảm trí nhớ…
Chính vì vậy, thay vì ngồi yên một chỗ quá lâu, hãy chiến thắng tình trạng lười vận động để tích cực luyện tập đều đặn và khoa học mỗi ngày. Tùy vào thể trạng và độ tuổi bạn có thể lựa chọn các bài tập vận động với cường độ và thời gian luyện tập khác nhau. Thể dục nhẹ nhàng, đi bộ nhanh, nhảy dây, cử tạ, khiêu vũ, chạy, yoga… bất cứ bài tập nào bạn thích và duy trì ít nhất 15-30 phút mỗi ngày. Hãy dành tặng những điều tốt cho sức khỏe và cảm nhận sự thay đổi tích cực của cơ thể theo thời gian nhé!
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) tuy là bệnh nguy hiểm, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu có lối sống khoa học và ăn uống lành mạnh. Theo dõi bài viết để nắm rõ 9 cách phòng chống đột quỵ cực đơn giản, áp…
Biết cách thư giãn, hạn chế căng thẳng
Trong xã hội hiện đại, những áp lực về kinh tế, công việc hay các mối quan hệ thường khiến nhiều người bị stress, lo âu, mệt mỏi. Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ tác động trực tiếp lên sức khỏe từ đó gây nên những chứng bệnh như trào ngược dạ dày, đau dạ dày, tim mạch, hen suyễn, trầm cảm…
Do đó, biết cách thư giãn, hạn chế căng thẳng là bài thuốc quý giúp bạn giảm bớt áp lực từ tinh thần. Các phương pháp đơn giản bạn có thể áp dụng như ngừng suy nghĩ tiêu cực, tăng cường kết nối và chia sẻ nhiều hơn bằng việc tham gia các câu lạc bộ hội nhóm, các buổi workshop thảo luận những vấn đề vui vẻ, tích cực… Điều này sẽ góp phần kích hoạt hormone Dopamine (hormone hạnh phúc) trong cơ thể, giúp giảm bớt trạng thái căng thẳng, lo âu.
Nấu ăn tại nhà tốt hơn ăn ở hàng quán
Chuẩn bị một bữa ăn tại nhà đem đến những lợi ích to lớn cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Các chuyên gia cho biết, thường xuyên ăn uống tại nhà sẽ dễ đạt được vóc dáng lý tưởng và giảm nguy cơ tiểu đường lên tới 15%. Lý do là vì bạn có thể chủ động hơn trong việc kiểm soát các thành phần tự nhiên trong món ăn như lựa chọn thực phẩm tươi sạch thay vì thực phẩm chế biến sẵn sử dụng nguyên liệu đông lạnh. Thêm nữa, bạn cũng điều chỉnh được hàm lượng gia vị như muối, chất béo, đường phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
Ăn uống không lành mạnh và thiếu khoa học nếu không nhận ra về lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe. Để biết đó là những thói quen nào, hãy cùng tìm hiểu 7 thói quen ăn uống không lành mạnh cần từ bỏ ngay sau đây. Nhịn ăn,…
Ngoài ra, thói quen nấu ăn tại nhà còn giúp thắt chặt mối quan hệ trong gia đình hiệu quả. Cùng nhau nấu ăn và thưởng thức bữa ăn sẽ giúp mọi người thấu hiểu nhau hơn. Chính vì vậy, bạn có thể tạo thói quen nấu ăn tại nhà bằng cách cùng người thân chuẩn bị nguyên liệu cho món ăn, học thêm nhiều cách trang trí mới để tăng sự thích thú trong nấu ăn…
Nấu ăn tại nhà mỗi ngày là một trong những việc làm tốt cho sức khỏe giúp bạn kiểm soát nguồn dinh dưỡng trong từng món ăn
Theo dõi chỉ số cơ thể, khám sức khỏe định kỳ
Thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi các chỉ số cơ thể cũng là một bí quyết giúp bạn có được một sức khỏe tốt. Mỗi người trong một giai đoạn nhất định sẽ có những chỉ số sức khỏe khác nhau với các vấn đề cần được quan tâm.
Do đó hãy tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để cập nhật thường xuyên các chỉ số liên quan cân nặng, huyết áp, đường huyết, cholesterol… Điều này không chỉ giúp bạn kiểm soát được thể trạng của mình, duy trì một trạng thái sức khỏe ổn định, khỏe mạnh mà còn chủ động ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh từ sớm. Đặc biệt, đối với những bệnh phát triển thầm lặng và có nguy cơ tử vong cao như bệnh ung thư, khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp dự báo các khả năng mắc bệnh và điều trị kịp thời.
Để những việc trên trở thành thói quen đòi hỏi bạn phải lặp đi lặp lại nhiều lần, đều đặn. Dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa, bạn hãy kiên trì thực hiện những thói quen tốt cho sức khoẻ, nâng cao chất lượng sống nhé!