Cách làm dưa món thập cẩm ngon chuẩn vị 3 miền ngày Tết
Trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt, hầu như không thể thiếu dưa món ăn kèm với các món chính, vừa ngon, vừa chống ngán. Vậy cách làm dưa món ngày Tết ở 3 miền có khó không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây, bạn có thể biết thêm nhiều công thức hay đấy!
Mục lục
Đôi nét về dưa món
Dưa món được làm từ các loại rau củ ngâm với nước mắm hoặc nước muối, trộn thêm một số gia vị khác, sau đó để vài ngày cho vi khuẩn lên men.
Đặc trưng của dưa món là tập hợp nhiều hương vị khác nhau: vị chua của quá trình lên men, ngọt của đường, mặn của nước mắm, cay của ớt, nồng của củ hành hoặc củ kiệu, giòn của nhiều loại rau củ,… Chính sự hòa quyện này mà dưa món rất kích thích vị giác, dùng trong bữa cơm thường ngày hoặc trở thành món ăn chống ngán hữu hiệu cho mâm cỗ ngày Tết, thường được ăn kèm với thịt kho, chả lụa, bánh tét, bánh chưng, thậm chí còn dùng trộn gỏi.
Dưa món được chế biến từ nhiều loại rau củ khác nhau, đa dạng màu sắc, kết hợp nhiều hương vị, tượng trưng cho một năm mới sung túc, đủ đầy.
Ngoài ra, dưa món cũng mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe, cung cấp hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh tình trạng đầy bụng hay khó tiêu.
Hướng dẫn cách làm dưa món ngon 3 miền
Cách làm dưa món không hề khó, nhưng cần đầu tư thời gian và sự tỉ mỉ. Tham khảo ngay những công thức dưới đây nhé:
Cách làm dưa hành miền Bắc
Nguyên liệu
- 1 kg hành tím
- Nước vo gạo (lấy 2 nước)
- 50g muối
- 300g đường
- 200ml giấm
- Phèn chua.
Các bước thực hiện
Bước 1 - Sơ chế nguyên liệu
Để khử mùi hăng của hành tím, hãy ngâm chúng trong nước vo gạo khoảng 12 giờ. Sau đó, bạn vò củ hành nhẹ nhàng để phần vỏ tróc hết, rồi mang đi rửa sạch nhiều lần. Cắt hai đầu củ hành và rửa lại một lần nữa, để ráo.
Tiếp theo, ngâm hành trong 4 giờ với hỗn hợp: 1 lít nước + 1 thìa muối. Rửa sạch hành và mang đi phơi nắng trong 2 giờ. Cuối cùng, rửa hành một lần nữa với nước muối pha loãng và để ráo.
Ngâm hành tím với nước vo gạo trong nhiều giờ để khử mùi hăng và giúp vỏ ngoài của hành dễ bong tróc, nhờ vậy mà công đoạn sơ chế sẽ rút ngắn thời gian.
Bước 2 - Làm nước ngâm dưa hành
Pha hỗn hợp gồm: 400ml nước với giấm, 300g đường, 50g muối ăn. Bắc hỗn hợp lên bếp, khuấy đều cho sôi, sau đó hạ lửa vừa, rồi đun tiếp trong 5 phút, tắt bếp, đợi nguội hẳn.
Công thức làm nước ngâm dưa hành có thể điều chỉnh tùy theo khẩu vị mỗi gia đình.
Bước 3 - Tiến hành ngâm dưa hành
Lấy 1 hũ thủy tinh, xếp hành vào từng lớp cho đẹp mắt, sau đó đổ phần nước ngâm vào, đậy kín nắp và đợi 3-5 ngày là có thể dùng được.
Thành phẩm là món dưa hành ngon giòn, có màu đẹp mắt.
Cách làm dưa món thập cẩm miền Trung
Nguyên liệu
- 1 củ su hào
- 1 củ cà rốt
- 1 củ cải trắng
- 1 kg củ kiệu
- 6 củ hành tím
- 5-7 quả ớt hiểm
- Gia vị: Nước mắm, đường, bột ngọt, muối.
Các bước thực hiện
Bước 1 - Sơ chế nguyên liệu
Cà rốt, củ cải trắng và su hào mang đi gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng dài vừa ăn hoặc tỉa thành hình hoa cho đẹp mắt. Củ kiệu mang đi bóc một lớp màng mỏng bên ngoài và cắt phần gốc, ngọn. Hành tím mang đi bóc vỏ, rửa sạch. Ớt rửa sạch, thái mỏng, có thể bỏ bớt hạt.
Cho tất cả nguyên liệu ngâm với nước muối loãng trong 20 phút, sau đó vớt ra và rửa lại với nước lạnh vài lần, rồi để ráo.
Rải các nguyên liệu lên nia sạch, phơi nắng khoảng 1 ngày để tạo độ giòn.
Lúc phơi nắng rau củ để làm dưa món, bạn cần đảm bảo an toàn vệ sinh là trên hết.
Bước 2 - Tiến hành cách làm dưa món ngâm nước mắm
Pha hỗn hợp nước mắm theo công thức: 500ml nước mắm, 150ml nước lọc, 2 thìa đường, một ít bột ngọt. Khuấy đều, sau đó đun sôi hỗn hợp rồi để nguội.
Xếp các nguyên liệu đã phơi vào 1 hũ thủy tinh, từ từ đổ hỗn hợp nước ngâm vào ngập rau củ. Bạn có thể dùng 1 cái thìa hoặc đĩa nén chặt rau củ. Đợi 2 ngày là có thể dùng được.
Hũ dưa mắm ngâm nước mắm với hương vị mặn ngọt - đặc trưng của người miền Trung.
Cách làm dưa kiệu miền Nam
Nguyên liệu
- 1.2kg kiệu tươi
- 1.2kg đường trắng
- 600ml giấm nuôi
Các bước thực hiện
Bước 1 - Sơ chế củ kiệu
Rửa củ kiệu và ngâm trong nước muối loãng khoảng 1 đêm. Lột bỏ lớp vỏ khô bên ngoài, cắt bỏ gốc và ngọn, rồi ngâm trong nước giấm pha loãng khoảng 2 giờ.
Bước 2 - Trộn kiệu với đường
Kiệu sau khi ngâm mang ra, để ráo nước, trộn với đường theo tỷ lệ: 1kg kiệu + 600g đường, cho vào hũ thủy tinh và mang ra ngoài nắng phơi khoảng 30 phút.
Kiệu trộn với đường và mang đi phơi nắng sẽ có vị ngọt dịu, ăn giòn.
Bước 3 - Làm nước giấm ngâm kiệu
Pha hỗn hợp 600g giấm nuôi + 600g đường và bắc lên bếp đun sôi, sau đó để nguội hẳn.
Cho hỗn hợp nước ngâm vào hũ kiệu đã tan hết đường. Để khoảng 2 ngày là có thể ăn được, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
Hũ củ kiệu trắng tươi, chua ngọt, giòn ngon luôn có mặt trong mỗi gia đình người miền Nam ngày Tết.
Bật mí bí quyết giúp dưa món ngon và để được lâu
Bí quyết làm dưa món ngon
- Chọn rau củ quả tươi ngon: Ví dụ khi chọn su hào, bạn nên chọn củ cầm chắc tay, không bị úng, có màu xanh nhạt, cuống còn tươi và không bị đứt. Hoặc nếu mua cà rốt thì chọn loại củ thuôn dài, màu cam đậm và sáng, cuống lá dính chặt vào thân. Còn khi chọn kiệu thì nên ưu tiên loại kiệu Huế, củ nhỏ, dễ thấm gia vị và có mùi thơm hơn.
- Chọn nước mắm ngon: Dưa món ngâm trong nước mắm ngon sẽ có vị đậm đà, ai cũng yêu thích.
Bí quyết của nhiều chị em là chọn nước mắm Nam Ngư sánh quyện, vị ngon hài hòa, mùi thơm đằm vừa phải, giúp dưa món thêm tròn vị. Đặc biệt, nước mắm Nam Ngư đảm bảo an toàn cho sức khỏe với tiêu chí 4 KHÔNG: Không có ure gây hại - Không có vi khuẩn yếm khí gây biến đổi mùi - Không có vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm - Không có nấm men, nấm mốc. Hiện các sản phẩm nước mắm Nam Ngư đang được phân phối rộng rãi, dễ dàng tìm mua tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc (nhất là vào những ngày gần Tết).
Dưa món không chỉ phụ thuộc vào rau củ, mà còn ảnh hưởng nhiều bởi nước mắm dùng để ngâm.
Bí quyết giúp dưa món giữ được lâu
- Dùng hũ thủy tinh, hoặc sứ để ngâm, vừa đẹp mắt, vừa hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp dưa món không bị chua hay hư hỏng trong thời gian dài.
- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để hạn chế quá trình lên men, từ đó bảo quản dưa món lâu hơn.
- Khi gấp dưa món ra, nên dùng đũa sạch, tránh sử dụng đũa đã gắp các món ăn khác bởi có thể khiến dưa món bị chua hơn.
- Không đổ dưa món thừa trở lại vào hũ vì có thể khiến món ăn nhanh hỏng.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể nắm rõ các cách làm dưa món phổ biến hiện nay. Hãy vào bếp và trổ tài ngay nhé!
Chúc bạn và gia đình có một bữa ăn ngày Tết chuẩn vị bên đĩa dưa món giòn ngon!
>> Xem thêm: