Nước mắm nhỉ hay nước mắm nhĩ: Hiểu sao cho đúng về gia vị “cực phẩm” này?

nước mắm nhỉ hay nhĩ minh họa

Nước mắm nhỉ hay nước mắm nhĩ, hiểu thế nào cho đúng? Mặc dù khác nhau về cách gọi nhưng ý nghĩa chung vẫn là nhắc đến tên của một loại nước mắm thuộc vào hàng cực phẩm…. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có cái nhìn toàn diện hơn về loại gia vị có một không hai này.

Nước mắm nhỉ (nước mắm nhĩ) cá cơm và nước mắm cốt có gì khác nhau? Nước mắm cốt nhỉ ở vùng nào thì ngon nhất? Sử dụng mắm nhỉ có cần lưu ý gì hay không? Mời Quý độc giả hiểu hơn về nước mắm nhỉ cũng như cách làm nước mắm nhỉ tại nhà, hướng dẫn các cách chế biến món ăn ngon từ nước mắm nhỉ sẽ được tiết lộ tại bài viết này.

Nước mắm nhỉ là gì?

Khái niệm nước mắm nhỉ là tên gọi của một loại nước mắm cực phẩm, có độ đạm rất cao, vị ngọt nhè nhẹ, màu săc từ vàng rơm đến vàng nhạt, trong suốt và có mùi rất đặc trưng.

Nước mắm nhĩ hay nước mắm nhỉ thì cũng đều là cách gọi để chỉ loại nước mắm cao cấp nhất, những giọt nước mắm đầu tiên được nhỏ giọt ra từ thùng ủ chượp sau một thời gian dài lên men của cá và muối. Vì vậy, người sản xuất nước mắm mới gọi những loại mắm từ nhà thùng này là nước mắm nhỉ hay còn có tên gọi khác là mắm nhĩ, tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau.

nhà thùng nước mắm Nam Ngư

Nước mắm nhỉ (nước mắm nhĩ) cá cơm và nước mắm nhỉ cốt có gì khác nhau?

Các loại nước mắm nhỉ

Nước mắm nhỉ có mấy loại? Mắm nhỉ có 2 loại cơ bản, cụ thể từng loại như thế nào thì chúng ta sẽ cùng nhau xem tiếp nội dung được đề cập ngay dưới đây.

Nước mắm nhỉ cá cơm

Nước mắm nhỉ có độ đạm rất cao, màu nâu đỏ cánh gián sánh trong và có mùi thơm rất đặc trưng. Bí quyết để có được những giọt nước mắm thượng hạng và quý hiếm này phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu cá cơm, muối ướp và thời tiết riêng biệt của từng vùng biển.

Cá cơm phải được thu hoạch đúng chuẩn, nghĩa là loại cá đang ở giai đoạn trưởng thành, có độ lớn đều, tươi và béo tốt nhất, những con cá không đạt các tiêu chất lượng như quy định đều phải bị loại bỏ vì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nước mắm sau này. Muối ướp cũng phải là loại muối tinh khiết ít tạp chất nhất.

Không chỉ chú trọng vào nguyên liệu sản xuất, những giọt nước mắm nhỉ chất lượng cần phải có một phương pháp làm mắm truyền thống, tỉ mỉ ở việc làm thùng gỗ và ghi chép từng chi tiết trong suốt quá trình ủ chượp.

Nước mắm cốt nhỉ

Nước mắm cốt nhỉ hay mắm nhĩ là khái niệm nhắc đến một loại nước mắm cốt hay còn gọi là nước mắm kéo lù. Loại nước mắm này được hứng từ những giọt nước mắm đầu tiên được nhỉ hay được chiết từng giọt từ lỗ thông đang bịt kín ở đáy thùng ủ cá cơm đã đến thời gian chín, có thể lấy nước mắm thành phẩm.

Những giọt nước mắm cốt nhỉ này có được là do đạm trong nước mắm lắng xuống đáy thùng chứa và rò rỉ ra ngoài những giọt đâu tiên. Vì thế, đây là những giọt nước mắm có chất lượng tuyệt hảo, độ đạm cao và thơm ngon nhất.

Vùng nước mắm nhỉ

Nước mắm nhỉ ở vùng nào thì ngon nhất? Thật ra thì mỗi vùng sẽ có một hương vị mắm nhỉ khác nhau, nên không thể nói nước mắm nhỉ ở vùng nào là ngon nhất. Dưới đây sẽ là một số gợi ý về vùng miền có hương vị mắm nhỉ làm ngây ngất lòng người, các bạn độc giả có thể tham khảo:

Nước mắm nhỉ Nha Trang

Nha Trang Khánh Hòa không chỉ nổi tiếng bởi cảnh quang du lịch mà còn nổi tiếng những với những đặc sản, trong đó có nước mắm. Trong số trên 100 doanh nghiệp sản xuất nước mắm tại địa bàn thành phố thì phải kể đến Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang, một doanh nghiệp có trên 35 năm kinh nghiệm trong nghề.

Cá cơm của vùng biển Nha Trang và Trường Sa được đánh giá là một trong những nguyên liệu tốt nhất để sản xuất nước mắm truyền thống của Nha Trang. Quy trình sản xuất của Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang là quá trình đúc kết từ phương pháp sản xuất chế biến cổ truyền của ngư dân vùng vịnh Nha Trang, bên cạnh việc kết hợp với kiến thức khoa học để tạo nên một nét đặc thù riêng cho các sản phẩm với hương vị đặc trưng.

Vì vậy, nước mắm Nha Trang không những không bị làm mất đi hương vị riêng bằng phương pháp truyền thống mà còn thay đổi để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện đại. Sản phẩm nước mắm 584 Nha Trang có đủ loại nước mắm nhỉ, dao động từ 40 đến 60 độ đạm. Với hương vị đặc trưng, màu vàng óng ánh hương vị đậm đà, nước mắm Nha Trang đã và đang từng bước tạo dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng trong nước cũng như du khách nước ngoài.

nước mắm nhỉ phan rang

Đến Phan Rang không chỉ để du lịch, nơi đây còn có làng chài Ninh Chữ - nơi cho ra đời những giọt mắm nhỉ hảo hạng, là lý do níu chân du khách ở lại lâu hơn.

Nước mắm nhỉ Phan Rang

Phan Rang nổi tiếng là vùng đất đầy nắng gió, nơi đây có nhiều rặng núi bao quanh phía Bắc, phía Nam và phía Tây. Chính vì vậy mà gió mùa Đông-Bắc và gió mùa Tây-Nam là những gió đem mưa tới luôn bị ngăn cản lại trước khi thổi đến vùng đất này. Khí hậu Phan Rang nóng cũng là do các rặng núi trọc quanh phản chiếu lại nhiệt vào giữa lòng đồng bằng.

Nho Phan Rang làm say lòng người khắp bốn phương, mực một nắng Phan Rang đem lại hậu vị ngon khó cưỡng, tỏi và hành tại đây cũng rất được người dân Việt Nam ưa chuộng. Thế nhưng, có một thứ gia vị cũng làm ngất ngây du khách mỗi khi đặt chân đến Phan Rang - đấy chính là nước mắm nhỉ. Nước mắm nhỉ Phan Rang có màu sắc sậm, hương vị mặn mà một cách tự nhiên và giàu độ đạm, thường được đựng trong các lu bằng chất liệu sành.

Nước mắm nhỉ Phan Thiết

Đi ngang qua phường Mũi Né, Hàm Tiến hay Phú Hài thuộc thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận, điều mà ta có thể cảm nhận rõ nét nhất chính là mùi mặn của muối biển và mùi nồng của nước mắm. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi cho đường bờ biển rộng và dài. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, lượng cá biển dồi dào, tạo điều kiện phát triển cho nghề đánh bắt thủy hải sản.

Vì lượng cá đánh bắt được rất lớn, mỗi đợt có thể thu được từ 10 đến 20 tấn. Vì không thể tiêu thụ hết nên người dân đã nảy ra sang kiến là đem cá đi muối để bảo quản được lâu hơn. Từ đó, ngư dân nơi đây phát hiện ra rằng từ việc ủ cá với muối có thể tạo thành một thứ gia vị - nước chấm đậm đà, mà sau này người ta còn gọi là nước mắm.

Nghề làm nước mắm Phan Thiết đã có tuổi đời hơn 200 năm, trở thành một nghề kiếm cơm - gắn bó với người dân miền biển nơi đây. Hình thành từ thế kỷ 18, giờ đây nước mắm Phan Thiết đã trở thành đặc sản nổi tiếng của địa phương, là sản phẩm được tin dùng cả trong và ngoài nước.

Biến thiên nhiệt độ ở biển Phan Thiết giữa các tháng không quá lớn, ít mưa, nhiều nắng và gió. Đây là những điều kiện tự nhiên lý tưởng cho quá trình cá chín trong muối. Có lẽ vì thế nên nước mắm Phan Thiết có hương vị đặc trưng mà không phải nơi nào cũng có được.

Nước mắm Phan Thiết (nói chung) thường có màu sắc óng vàng, sáng đẹp, mùi thơm nồng đặc trưng chứ không hề gắt. Khi nếm thử, bạn sẽ cảm nhận được vị mặn đậm đà và đọng lại rất lâu nơi cuống họng. Đây chính là hương vị đặc trưng của nước mắm Phan Thiết khiến ai đã một lần nếm thử đều không thể nào quên được.

Nước mắm nhỉ Phú Quốc

Nước mắm nhỉ Phú Quốc là một trong những loại nước mắm không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được biết đến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc có lịch sử không thua làng mắm Phan Thiết. Từ cuối thế kỷ 19, người dân trên đảo đã bắt đầu biết bán nước mắm sang Campuchia và Thái Lan.

Tuy nhiên, nước mắm Phú Quốc chỉ nổi tiếng từ những năm 1950. Thời kỳ này, Phú Quốc có khoảng 20 nhà thùng sản xuất nước mắm, tập trung chủ yếu cạnh mé sông Dương Đông để thuận tiện cho ghe tàu hàng hóa cập bến. Tất cả đều là những doanh nghiệp gia đình cha truyền con nối hay quan hệ bà con ruột thịt.

Nước mắm nhỉ, lẫn nước mắm Phú Quốc gọi chung đều nổi tiếng là nhờ mang hương vị đặc trưng của cá cơm sọc tiêu đặc sản, chỉ riêng Phú Quốc mới có. Nước mắm ở đây càng để lâu thì vị càng thơm ngon. Nước mắm cốt nguyên chất màu nâu sậm trong vắt và sánh đặc.

Để có được những giọt mắm chất lượng như vậy, ngư dân nơi Đảo ngọc đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức để lặn sâu xuống đáy biển mà đánh bắt. Vào những khi tiết trời giá lạnh, nếu không có những ngụm nước mắm làm ấm lòng thì có lẽ nước mắm Phú Quốc sẽ bị tắt nghẽn khâu sản xuất, du khách khắp nơi sẽ khó mà có cơ hội được thưởng thức những giọt mắm đầy tinh túy và giá trị ấy.

Đảo ngọc - nơi cho ra đời những giọt nước mắm Phú Quốc sắc nâu cánh gián, ngọt hậu vị cá tươi; nơi cái nôi của làng mắm với những giọt mắm nhỉ cao cấp.

Sự chất lượng quá cao đã khiến nước mắm Phú Quốc có giá khá chát và trở thành món quà dành biếu đầy giá trị dành cho người thân/ bạn bè mỗi khi đi xa về cũng là điều dễ hiểu. Những bữa cơm thuần Việt bỗng trở nên đậm vị, hấp dẫn hơn tất nhiên cũng không thể thiếu sự đóng góp của những giọt mắm nơi biển đảo xinh đẹp này.

Cách làm nước mắm nhỉ tại nhà

Liệu có thể tự tay làm ra những giọt nước mắm nhỉ tại nhà hay không? Với những chị em nội trợ yêu thích công việc tự tay chăm sóc gia đình bằng những bữa cơm canh chất lượng, thì câu trả lời: Hoàn toàn có thể tự tay chế biến nước mắm nhỉ tại nhà - đây cũng chính là lý do để chúng ta cùng nhau xem tiếp nội dung của bài viết này.

Cách làm nước mắm nhỉ cá cơm

Mắm nhỉ cá cơm chỉ rút nước cốt đầu tiên, sản lượng hạn chế nên không thể sản xuất đại trà như nước mắm pha từ nước được chắt lần 2, lần 3 (hay còn gọi là nước long). Thế nên, loại nước mắm nhỉ này rất bí ẩn trong mắt người tiêu dùng phổ thông.

Sau khi đã rút hết nước cốt đầu tiên, theo truyền thống, ngư dân làng nghề sẽ hòa muối với nước đến độ bão hòa. Tiếp tục là đem hỗn hợp này đổ vào thùng và bắt đầu ủ chượp cá. Sau một thời gian ngắn ủ chượp sẽ rút được một loại nước mắm, gọi là nước long.

Rút nước ra lần thứ nhất ngay sau nước cốt, gọi là nước long 1. Tiếp tục đổ nước muối hòa tan vào thùng chượp, lại rút tiếp ra nước long 2 và cứ lặp lại quy trình như vậy để thu được nước long 3, 4… Nước mắm long là nước mắm thứ cấp, độ đạm thấp, vị thơm ngon mặc dù đã không còn được tinh khiết như nước mắm cốt ban đầu.

Một thùng chượp cá chỉ có lượng nước mắm nhỉ nhỏ, trong khi các loại nước mắm long sẽ nhiều hơn gấp 3 gấp 4 lần tùy thuộc vào số lần đổ thêm nước muối vào hòa tan. Như vậy xét về mặt giá thành, nước mắm cốt phải cao gấp 3, 4 lần so với nước mắm long. Xét về chất lượng, nước mắm cốt thực sự tinh khiết, độ dinh dưỡng cao, hương vị đậm đà rất đặc trưng của thứ nước mắm nguyên chất.

Cách làm nước mắm nhỉ

Nguyên liệu:

  • Cá cơm tươi ngon: 2 kg
  • Muối trắng: 0,6kg
  • Hũ thủy tinh hoặc hũ sành to dùng đựng cá cơm.

Cách thực hiện:

Theo trang Báo điện tử Sức khỏe gia đình, để tự làm nước mắm nhỉ ngon tại nhà, các chị em nội trợ cần tuân thủ theo những bước sau đây:

  • Cá cơm sau khi mua ngoài chợ về rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng khoảng 20 phút rồi vớt ra để ráo nước. Cho toàn bộ cá sạch vào một cái chậu lớn, đổ muối trắng vào và đảo thật đều tay. Cho cá cơm vào hũ, đậy kín và đặt hũ mắm ở nơi thoáng đãng sau 6 tháng là có thể chắt nước mắm ra dùng được.
  • Sau khi đánh bắt về, cá sẽ được trộn muối. Đó là công đoạn đầu tiên trong quy trình chế biến cá. Tỉ lệ muối cá có thể là 3:1 hoặc 10:4. Từ đây, hỗn hợp cá muối đã trộn còn được gọi là chượp. Thêm 3-5% thơm (dứa) xay nhỏ vào khối chượp. Sau khi được ướp, khối chượp sẽ được ủ trong hũ.
  • Khoảng sau 2-4 ngày, khi cá đã bắt đầu ăn muối, tiến hành mở nút lù tháo nước trong khối chượp ra. Đem nước bổi này phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, khuấy đảo thường xuyên. Đạm trong nước bổi có hàm lượng khá cao nhưng chưa chế được vì còn khá tanh.
  • Khi rút nước bổi ra, lúc này, cần cho thêm chượp vào đến khi đầy thùng thì đậy một lớp nilon lên mặt. Đây được xem là giai đoạn lên men khô rất quan trọng trong quá trình chế biến. Giai đoạn này kéo dài khoảng 20-25 ngày trong thời tiết nắng nóng hoặc 30-40 nếu thời tiết mưa lạnh. Sau quãng thời gian đó, lại mở khối chượp ra để chỉnh lại bề mặt cho phẳng.
  • Chờ một vài ngày sau khi khối chượp được gài nén bằng vỉ tre, tiến hành kéo rút liên tục cho đến khi chượp chín ngấu. Đến lúc đó, rút nước mắm thành phẩm ra. Bạn sẽ có nước mắm vừa giàu dinh dưỡng, vừa thơm ngon với màu sắc hấp dẫn.


Lưu ý khi tự chế biến nước mắm nhỉ tại nhà:

  • Cá cơm ngon nhất là thời điểm tháng 8 đến tháng 2 hàng năm, hãy chọn mua cá cơm vào những lúc này. Bắt đầu ướp muối cá ngay sau khi mua cá tươi về, việc này sẽ giúp cá giữ độ tươi ngon nhất.
  • 2 ngày trước khi trút lại nước bổi vào khối chượp phải ngừng khuấy đảo và để lắng. Nước mắm nhỉ nguyên chất có độ đạm tự nhiên cao, dao động trong khoảng từ 30 đến 40 độ.

Cách lọc nước mắm nhỉ:

cách lọc nước mắm nhỉ

Tham khảo cách tiến hành lọc nước mắm nhỉ theo các bước sau:

  • Chuẩn bị thùng nhựa và vài cái vòi rượu. Khoan thùng và gắn các vòi rượu vào.
  • Trút hết hỗn hợp cá ướp muối đã phơi nắng ròng rã vào thùng nhựa, cho mắm chảy ào ào ra.
  • Sau 1 phút, nước mắm sẽ bắt đầu chảy thành từng giọt và đều đặn. Tiến hành cho hết nước đục lúc đầu đã chảy ra vào thùng lại. Từng giọt mắm nhỉ trong vắt, màu nâu cánh gián cứ thế mà rỉ ra cho đến khi ngưng thì thôi.

Pha thêm nước mắm nhỉ để chấm các món bún, gỏi và cơm

Cách làm gà hấp nước mắm nhỉ

Bên cạnh những thông tin về nước mắm nhỉ như đã nêu, các món ngon từ nước mắm nhĩ cũng là từ khóa nhận được sự quan tâm của người dùng nhiều nhất. Hãy tham khảo cách làm món gà hấp nước mắm nhỉ theo gợi ý dưới đây, bữa cơm của gia đình bạn sẽ có thêm sự lựa chọn mới mẻ cùng nhiều dưỡng chất.

gà hấp nước mắm nhỉ

Gà hấp nước mắm nhỉ - món ngon với nước mắm nhỉ được chế biến siêu đơn giản

Thơm vị mắm, ngọt vị thịt gà - gà hấp nước mắm nhỉ luôn được nhiều gia đình Việt Nam ưa thích không chỉ bởi hương vị mà còn vì tính bổ dưỡng. Món ăn này không khó làm, nhưng để làm thật chất lượng thì không phải ai cũng biết. Với nguyên liệu chính là gà ta nạc cùng với nước mắm ngon, vị đậm đà, đây chắn chắn sẽ là một món ăn tuyệt vời cho gia đình bạn.

Nguyên liệu:

  • 1 con gà ta nạc hoặc gà tre.
  • Đầu hành, tỏi, ớt, sả, hành tím, cà chua, ngò, rau răm.
  • Nước mắm nhỉ, tiêu, muối, đường và hạt nêm.

Lưu ý:

  • Không nên mua gà công nghiệp bởi thịt rất bở nếu dùng để hấp thì ăn sẽ không ngon bằng các loại gà trên.
  • Dùng gà đã chế biến sẵn nếu quá bận rộn. Ngược lại, nếu có thời gian thì các chị em nội trợ nên mua gà về và tự sơ chế để đảm bảo vệ sinh. Gà rửa sạch để ráo nước, không cần phải chặt khúc vì chúng ta sẽ hấp nguyên con.
  • Các thực phẩm để chế biến gà hấp mắm như: hành, tỏi, sả, cà chua, ngò, … bạn sơ chế, rửa sạch rồi cho vào rổ cho ráo nước và để chuẩn bị chế biến.

Cách thực hiện:

  • Sau khi đã sơ chế các nguyên liệu cần thiết, bạn tiến hành pha bột ngọt với nước mắm, đường, tiêu, tỏi giã nhuyễn để quết lên toàn bộ thân gà. Hãy quết đều cả trong lẫn ngoài để cho nước mắm ngấm đều vào thịt gà, phần còn lại cho vào bụng con gà và ngâm trong vòng 40 phút để cho các gia vị ngấm đều lên gà.
  • Sả làm sạch, cắt khúc rồi để bên dưới đáy nồi hấp. Cho gà vừa ướp vào nồi, đậy lại bằng một lớp lá chuối và bắt đầu đun trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút. Khi thấy nước từ trong bụng gà chảy ra thì lấy cọ quết nước đó lên thân ra lần nữa, sau đó đậy nắp hấp thêm khoảng 11 phút.
  • Khi thấy thịt gà đã chín, bạn cho ra đĩa và giữ lại phần nước trong nồi dùng để làm nước sốt. Phần nước gà vừa lấy ra, bạn pha nước sốt bằng cách sử dụng chút chanh, tỏi, ớt và thêm chút mắm hoặc bột canh (tùy vào khẩu vị mà mêm nếm cho vừa miệng) rồi khuấy đều. Rắc thêm phần lá chanh đã cắt nhỏ để nước sốt được thơm.
  • Với phần cà chua đã chuẩn bị, bạn thực hiện bước trang trí cho món gà hấp nước mắm thêm phần hấp dẫn. Bằng cách thái cà chua thành hình bông hoa đặt lên đĩa, đặt lên thêm vài nhánh ngò cùng một chút lá chanh thái sợi để trông món gà được thơm và hấp dẫn hơn.

Lưu ý khi thực hiện món gà hấp nước mắm:

  • Chọn gà lớn hoặc nhỏ tùy thuộc vào số lượng thành viên trong gia đình.
  • Hương vị món gà còn có thể gia giảm tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình. Bạn có thể tăng thêm gia vị nếu muốn vị mặn mà hơn.
  • Nên chọn loại nước mắm nhỉ ngon, chất lượng để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Hiện tại thị trường xuất hiện nước mắm nhỉ giả rất nhiều, thế nên người dùng có thể thay thế bằng nước mắm Phú Quốc như: nước mắm Nam Ngư Phú Quốc hoặc nước mắm Nha Trang: nước mắm 584 Nha Trang để có được món gà vừa ngon và an toàn. Đây đều là hai loại nước mắm có hậu vị cũng như độ đạm đạt chuẩn chất lượng của Bộ Y tế, được các chị em nội trợ kỹ tính khuyên dùng.

Lời khuyên trong việc mua và sử dụng nước mắm nhỉ:

  • Nước mắm nhỉ thường có độ đạm rất cao, hãy pha chế thêm một số nguyên liệu như: đường, nước, chanh, tỏi, ớt để nước mắm có hậu vị vừa miệng. Bởi độ đạm và mặn cao có thể gây nên các bệnh về tim mạch. Chính vì vậy mà các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích người dùng nên áp dụng chế độ ăn nhạt để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Dùng nước mắm công nghiệp thay thế cho nước mắm nhỉ nguyên chất. Việc sử dụng nước mắm có độ đạm cao trọng thời gian sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người tiêu dùng. Thay vào đó, nước mắm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ - theo tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế ban hành sẽ hỗ trợ người dùng có được một chế độ dinh dưỡng cân bằng: không dư thừa đạm và độ mặn do muối trong nước mắm gây ra.
  • Không riêng nước mắm nhỉ giả, hiện nay thị trường cũng xuất hiện rất nhiều nước mắm giả, đỉnh điểm là cả thương hiệu nước mắm danh tiếng như nước mắm Nam Ngư của Masan Consumer cũng bị làm giả (xem thêm về bài viết: Nước mắm Nam Ngư giả: Nam ngư thật bị thiệt hại - Người tiêu dùng bị hại thiệt để biết thêm chi tiết). Chính vì thế, bản thân người tiêu dùng cũng nên cập nhật thêm tin tức về loại gia vị này để tránh mua phải nước mắm giả.

cách làm nước mắm nhỉ truyền thống

Kết luận

Việt Nam nổi danh là đất nước rừng vàng - biển bạc, chính sự trù phú về biển bạc đã đem đến cho nước ta thứ gia vị bất diệt là nước mắm. Và nước mắm nhỉ truyền thống chính là một trong những nguyên liệu tuyệt vời, là nền tảng cho sự phát triển của nước mắm công nghiệp (thế hệ nước mắm được ra đời trên dây chuyền công nghệ hiện đại chuẩn quốc tế, được sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ Y tế nước nhà).

Hy vọng những điều mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết này đã giúp các bạn độc giả có cái nhìn sâu sắc hơn về loại nước mắm cực phẩm - nước mắm nhỉ.

Bài cùng chuyên mục

Contact Us