Nguồn gốc nước mắm trong ẩm thực Việt Nam và thế giới
Nước mắm được biết đến như quốc hồn, quốc túy của người dân Việt Nam, nhưng có phải Việt Nam là nơi bắt nguồn của nước mắm hay không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết nguồn gốc nước mắm trong bài viết sau.
Mục lục
Nước mắm có nguồn gốc từ La Mã
Trước thắc mắc nước mắm bắt nguồn từ đâu, nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ học tìm được minh chứng thời gian xuất hiện nước mắm là từ hơn 2.000 năm trước. Cụ thể, ở thời La Mã, có một loại gia vị đặc biệt xuất hiện bằng tên Garum, mang đặc điểm hương vị, màu sắc, thành phần… khá tương đồng với nước mắm. Chúng được tìm thấy trong những chiếc vò đậy kín trên các con tàu bị đắm. Sau đó một thời gian, họ phát hiện thêm một số xưởng sản xuất Garum truyền thống tại Ý.
Phương thức làm Garum gần như tương tự quá trình làm ra nước mắm của Việt Nam hiện tại. Người La Mã lấy tất cả các loại cá (thường là cá cơm, cá thu, cá ngừ…) đánh bắt được, lọc bỏ xương và ngâm trực tiếp trong nước muối cùng chút rau mùi. Tiếp theo, mang vò đựng cá phơi dưới nắng to trong vài ngày để cá lên men tự nhiên và dậy mùi thơm. Sau cùng, họ ép lấy nước cốt và sử dụng như một loại gia vị nêm nếm thức ăn không thể thiếu.
Chính sự ưa chuộng Garum ngày một tăng cao mà người dân La Mã thường xuyên vận chuyển chúng đến các quốc gia khác trên thế giới. Điều này khiến những nhà khảo cổ khẳng định được đây là nguồn gốc của nước mắm ngày nay và có khả năng cao họ đã mang công thức này đến châu Á, bao gồm Việt Nam thông qua Con đường Tơ lụa nổi tiếng lúc bấy giờ.
Hình ảnh vò đựng nước mắm của người La Mã cổ được tìm thấy từ xa xưa.
Lịch sử nước mắm tại Việt Nam
Nối tiếp câu chuyện Con đường Tơ lụa, người dân Chăm-pa những năm 20 của thế kỷ XX may mắn học phương pháp ủ muối cá làm thành nước mắm khi tiếp xúc với người La Mã cổ, nhưng đến năm 1963, chúng mới được sử dụng phổ biến. Thoạt đầu, người dân gọi nước mắm là mắm nước để phân biệt với mắm khô thường dùng, về sau dần gọi thành nước mắm như ngày nay.
Trong vài nghiên cứu khác cho rằng người dân Việt Nam tự tìm ra phương pháp chế biến nước mắm từ trước năm 997. Chính mùi thơm thoang thoảng ấn tượng của nước mắm khiến nhiều vua chúa Trung Hoa mê mẩn và bắt buộc nước ta cống nạp hàng năm. Thế nhưng, càng ngày càng nhiều minh chứng khẳng định không riêng gì Việt Nam có món nước mắm, do đó có thể nghiên cứu này không hợp lý.
Mặc dù thế, chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định rằng nước mắm Việt Nam có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời và còn tồn tại đến ngày nay. Hiện tại, nhiều làng nghề nước mắm truyền thống tại Việt Nam vẫn đang hoạt động mạnh mẽ như Phú Quốc, Phan Thiết, Nha Trang,… nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng nước mắm không ngừng của nước ta và thế giới.
Nước mắm được xem là một gia vị truyền thống, đại diện cho dân tộc Việt Nam ở khắp mọi miền.
Tìm hiểu thêm: Top 10 loại nước mắm truyền thống ngon của Việt Nam
Nước mắm ở các quốc gia khác có gì thú vị?
Như bạn đã biết, không chỉ riêng đất nước Việt Nam, một số quốc gia khác cũng tồn tại khái niệm nước mắm nhưng có rất nhiều phiên bản độc đáo khác nhau. Chẳng hạn:
Thái Lan là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á nên nước mắm cũng là một gia vị quan trọng để tạo nên thành công cho mọi món ăn. Theo đó, Nam-pla (nghĩa là nước mắm trong tiếng Thái) nguyên chất được chế biến từ cá biển (ưu tiên loại cá cỡ nhỏ), muối và nước sạch ủ lên men khoảng 9 tháng đến 1 năm trong vại. So với nước mắm Việt Nam, Nam-pla có màu đậm hơn (thường là màu hổ phách) cùng vị cay, mặn hơn hẳn.
Tương tự Việt Nam, nước mắm là gia vị nêm nếm, tẩm ướp không thể thiếu ở đất Thái.
Bên cạnh đất nước Thái Lan, Hàn Quốc cũng có loại nước mắm riêng của mình, mang tên gọi molchi aek chok. Đây là thứ nước mắm đặc biệt làm từ cá cơm tươi và ủ chượp tương tự cách làm nước mắm thuần túy của người Việt Nam. Tuy nhiên, điểm khác biệt rõ nhất là người Hàn chỉ sử dụng molchi aek chok để làm kim chi mà không phải nêm nếm món ăn hay chấm.
Người Hàn Quốc thường sử dụng nước mắm cá để tẩm ướp kim chi.
Tiếp đến là kiểu nước mắm của xứ sở hoa anh đào. Nhật Bản luôn ưu tiên hương vị ngọt thanh tự nhiên từ thực phẩm, nên hầu hết món ăn tại đây đều được nêm nếm hoặc chấm cùng nước tương. Nhưng không vì thế mà Nhật Bản từ chối sử dụng nước mắm khi toàn bộ đất nước được bao quanh bởi biển cả, tạo điều kiện sở hữu lượng cá biển dồi dào để chế biến nước mắm.
Hiện tại, Nhật Bản có ba loại mắm thường dùng là shottsuru (しょっつる) ở tỉnh Akita, ishiru (いしる) ở tỉnh Ishikawa và ikanago-jōyu(いかなご醤油) ở tỉnh Kagawa. Nhìn chung, cả ba đều có hương vị và màu sắc nhạt hơn nước mắm Việt Nam một chút.
Nước mắm cũng là một món chấm thường gặp ở Nhật Bản nhưng không được ưa chuộng như nước tương.
Cuối cùng, không thể không nhắc đến nước mắm của các quốc gia thuộc châu Âu, chẳng hạn như Pháp hay Thụy Điển. Đối với người Pháp, nhất là người ở vùng Bretagne, họ đã biết chế biến và sử dụng nước mắm từ khoảng 2.000 năm trước, nhưng hiện tại kỹ thuật làm nước mắm dần bị thất truyền nên sản phẩm dần mất bóng trên thị trường. Còn riêng người Thụy Điển, surstromming (nước mắm trong tiếng Thụy Điển) là thành phẩm có mùi nồng, hơi khó ngửi sau khi họ ướp muối cá herrings trong thùng gỗ, đặt ngoài trời và đợi lên men khoảng 8 đến 12 tuần. Người Thụy Điển thích thưởng thức surstromming với bia hoặc rượu mạnh như một món nhắm thay vì gia vị, đồ chấm kèm.
Surstromming của người Thụy Điển là món nhắm cùng bia, rượu.
Mong rằng thông tin trong bài viết đã giải đáp thắc mắc nước mắm có nguồn gốc từ đâu cho bạn đọc. Có thể thấy, nguồn gốc nước mắm không phải đến từ người Việt Nam, nhưng tính đến hiện tại nước mắm luôn luôn hiện diện, gắn bó mật thiết với nền ẩm thực Việt và được bạn bè năm châu biết đến.
Chính điều này thúc đẩy cho thương hiệu Nam Ngư nỗ lực không ngừng trong việc kế thừa và phát triển phương pháp ủ chượp nhà thùng truyền thống, kết hợp với công nghệ xử lý và kiểm tra chất lượng hiện đại, nhằm tạo ra những mẻ nước mắm truyền thống đậm đà, chất lượng và an toàn cho sức khỏe.
Đằng sau những chai nước mắm Nam Ngư chất lượng, sang trọng là công sức tuyển chọn, tẩm ướp và ủ chượp cá ròng rã.
Cụ thể, nước mắm Nam Ngư là thành phẩm tinh túy từ nguồn cá tươi ngon tại vùng biển Đông Việt Nam, trải qua nhiều tháng ròng từ khâu chọn lọc, ủ muối trên thuyền đến công đoạn ủ chượp truyền thống kỳ công bằng phương pháp gài nén tại nhà thùng.
Thêm nữa, trong suốt thời gian ủ mắm, nhãn hàng luôn kiểm soát nhiệt độ và kiểm tra chất lượng định kỳ, nhằm bảo đảm lưu giữ trọn vẹn hương vị tự nhiên và giữ lại nguyên vẹn độ đạm nước mắm vốn có. Cuối cùng, thành phẩm nước mắm Nam Ngư đạt chuẩn gửi đến tay người tiêu dùng Việt Nam có hương vị hài hòa, hậu ngọt vị cá, không gắt lưỡi, màu sắc óng ánh và mùi thơm dễ chịu, ai cũng yêu thích.
>> Xem thêm: