Cách làm nước mắm đa dạng của Tết Việt: Mâm cơm 5 món, đi kèm 5 loại nước chấm khác nhau
Mâm cơm Tết đã dọn, thiếu gì thì thiếu chứ không thể thiếu nước mắm chấm kèm. Cách làm nước mắm theo thời gian cũng được chị em phụ nữ biến hóa, thổi hồn cho mâm cơm Tết đa dạng của gia đình.
Mục lục
Cách làm nước mắm chua ngọt
Nước mắm chua ngọt thích hợp để chấm các món như gỏi, chả giò, các món chiên, nghêu, sò hấp. Để làm nước mắm chua ngọt ngon, cần chú ý nêm nếm, cân bằng giữa các nguyên liệu để tạo nên vị thanh ngọt tự nhiên và hương thơm hấp dẫn.
Nguyên liệu
- 70ml nước mắm Nam Ngư cá cơm tươi dạng chai thủy tinh mới.
- 50ml nước cốt chanh.
- 4 muỗng cà phê nước lọc.
- 25g tỏi băm.
- 25g ớt sừng băm.
- 100g đường cát.
Bước 1: Cho nước mắm, đường vào chén khuấy đều. Sau đó từ từ thêm nước cốt chanh vào hỗn hợp. Lưu ý khi vắt chanh không nên siết mạnh vì vỏ chanh sẽ ra dầu khiến nước mắm bị đắng.
Bước 2: Cho tỏi và ớt băm vào hỗn hợp, khuấy đều. Nước chấm hoàn thành phải lên màu cánh gián, tỏi và ớt phải nổi lên trên, vị chua, ngọt, thanh, không được quá mặn.
Nguyên liệu pha nước mắm chua ngọt chuẩn vị
Cách làm nước mắm gừng
Nước mắm gừng thích hợp với các món chế biến từ hải sản, các loại thịt bò, dê, vịt. Vị cay nồng hấp dẫn của gừng giúp giảm mùi tanh của hải sản và át mùi hôi từ gia súc, gia cầm. Đồng thời cũng giúp ấm bụng, tiêu hóa tốt hơn.
Nguyên liệu
- 50ml nước mắm cá cơm tươi.
- 80g nước lọc.
- 50g giấm ăn tinh khiết.
- 80g tỏi băm.
- 50g ớt sừng băm.
- 100g ớt hiểm băm.
- 50g gừng non giã nhuyễn.
- 100g đường cát.
Bước 1: Cho đường, nước lọc, nước mắm, gừng giã nhuyễn vào nồi, đun sôi. Khi đun tránh khuấy nhiều để giữ nước xốt đủ độ sánh và có màu đẹp hơn.
Bước 2: Khi hỗn hợp sôi, tan hết gia vị và gừng chín, bạn tắt bếp, để nguội rồi thêm nước cốt chanh. Sau đó lần lượt cho tỏi băm, ớt băm vào khuấy đều. Nước mắm gừng hoàn thành phải có độ sánh sệt vừa phải, dậy mùi thơm của gừng và không bị đắng.
Nước mắm gừng thích hợp ăn với các món hải sản hoặc gia cầm, đặc biệt là thịt vịt
Cách làm nước mắm me
Nước mắm me rất thích hợp để ăn kèm các món chiên bột, rang, các món khô như cá khô, hay bánh tráng chấm mắm me là một sự kết hợp tuyệt vời.
Nguyên liệu
- 50gr me chín.
- 50gr đường.
- 200ml nước lọc.
- 25ml nước mắm cá cơm tươi.
- 2 trái ớt.
Bước 1: Phi thơm tỏi và hành băm. Cho 4 muỗng canh nước sôi vào bát me, dằm nhuyễn lấy nước cốt me. Bắc nồi lên bếp, cho vào hành tỏi phi + nước cốt me + nước lọc + đường + nước mắm. Đun sôi lửa nhỏ trong 7 phút.
Bước 2: Khi hỗn hợp sôi và sánh, thêm sả + ớt vào, đun lửa nhỏ trong 1 - 2 phút rồi tắt bếp. Nước mắm me đổ ra bát, để nguội hoặc có thể dùng nóng được. Sốt me sóng sánh rất bắt mắt và hấp dẫn vị giác.
Nước mắm me là linh hồn của các món ăn khô quen thuộc
Cách làm nước mắm sả ớt
Nước mắm sả ớt được xem như linh hồn của các món ốc, hải sản, gân bò hay các món luộc ngày Tết.
Nguyên liệu
- 2 cây sả thái lát mỏng
- 1 trái ớt
- 2 tép tỏi băm
- 2 muỗng canh đường
- 2 quả chanh, một ít lá chanh cắt sợi
- 2 quả tắc (quất)
- 2 muỗng canh nước mắm Nam Ngư Cá Cơm Tươi chai thủy tinh
Bước 1: Gừng đập dập, băm nhỏ. Chanh bỏ hạt, vắt lấy nước. Lá chanh cắt sợi. Quất, sả thái mỏng. Ớt băm nhuyễn.
Bước 2: Pha hỗn hợp nước, đường, nước mắm vào khuấy đều. Sau đó cho tiếp nước chanh, nêm nếm sao cho có sự hài hòa giữa mặn - chua - ngọt. Cuối cùng, cho sả, lá chanh, quất, ớt đã cắt lát vào khuấy đều. Mùi tinh dầu từ vỏ quất sẽ làm nước mắm dậy mùi thơm đặc biệt.
Nước mắm sả ớt với hương vị thơm ngon được nhiều người ưa chuộng
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm nước mắm chấm ốc ngon
Nước mắm trong
Đây có lẽ là công thức không thể đơn giản hơn, bởi những gì bạn cần chỉ là một chai nước mắm Nam Ngư Cá Cơm Tươi chai thủy tinh, chỉ việc rót ra là chấm ngay mà không cần thêm cũng chẳng phải bớt.
Nước mắm trong có thể xem như nước chấm quốc dân, bởi có thể ăn kèm với tất cả các món. Đặc biệt, các món như thịt luộc, cá hấp chấm với nước mắm cá cơm tươi đúng chuẩn trong sẽ dậy lên hương vị thơm ngọt bất ngờ.
Nước mắm trong tuy đơn giản nhưng lại kết hợp được với rất nhiều món ăn để tăng hương vị
Nước chấm dù chỉ là món đi kèm, tưởng như đóng vai phụ nhưng trong ẩm thực Việt lại vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng của vai chính. Tùy mỗi vùng miền mà cách làm nước mắm và công thức gia giảm sẽ có đôi chút khác nhau, nhưng cuối cùng, chén nước mắm chấm đậm đà, đúng vị luôn là sợi dây kết nối vô hình cho bữa cơm Tết trọn vẹn.
|
>>> Xem thêm: