Tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn?
Cao huyết áp là bệnh lý mãn tính khá nguy hiểm, tuy nhiên nếu người bệnh có lối sống lành mạnh và dinh dưỡng hợp lý thì vẫn có thể kiểm soát bệnh hiệu quả. Theo đó, các bác sĩ đều khuyến cáo người mắc căn bệnh này cần xây dựng chế độ ăn nhạt - giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày. Vậy tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thật rõ thắc mắc này.
Mục lục
Nguyên nhân ăn mặn gây bệnh huyết áp cao
Thứ nhất, ăn mặn càng làm bệnh cao huyết áp thêm trầm trọng
Muối ăn có thành phần chính là Natri (1g muối ăn chứa 400mg Natri). Ăn nhiều muối sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với Natri. Khi đó, người ăn mặn bắt đầu có cảm giác khát nước, vì cơ thể cần thêm nước để duy trì ổn định nồng độ dịch thể.
Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước, người bệnh vô tình làm tăng dung lượng máu và tăng áp lực lên thành mạch, dẫn đến tăng huyết áp. Ngoài ra, người bệnh cao huyết áp ăn mặn trong trạng thái thường xuyên căng thẳng và chịu áp lực còn khiến động mạch bị co lại nhanh hơn, tăng sức cản ngoại vi và làm tăng huyết áp nặng.
Thứ hai, ăn quá nhiều muối sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị huyết áp
Đây cũng là lý do phổ biến mà bác sĩ giải thích cho bệnh nhân hiểu tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn. Vì đối với bệnh nhân tăng huyết áp thường được điều trị với các thuốc lợi tiểu để đào thải được nhiều nước hơn ra khỏi cơ thể. Thế nhưng khi người bệnh nạp càng nhiều muối, thì cơ thể càng cần nhiều nước và tích nước, khiến các loại thuốc này không thể đạt hiệu quả như mong muốn.
Hậu quả của việc ăn thừa muối khiến huyết áp mất kiểm soát, dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Từ những phân tích trên, có thể thấy việc ăn mặn ban đầu sẽ gây tăng huyết áp tạm thời, nhưng nếu người bệnh cao huyết áp không điều chỉnh thói quen này kịp thời, bệnh sẽ chuyển thành mãn tính và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, bệnh mạch vành, mù mắt, thậm chí là tử vong do đột quỵ.
Như vậy, theo khuyến cáo, bệnh nhân cao huyết áp không nên ăn quá mặn để kiểm soát bệnh hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hại. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người bình thường chỉ nên ăn 4 - 5g muối/ngày, với các bệnh nhân cao huyết áp, nên cố gắng ăn nhạt hơn nữa, chỉ khoảng 3g muối/ngày.
>>> Đừng bỏ lỡ: Ăn mặn dễ bị bệnh gì?
Cách giảm lượng muối trong khẩu phần người cao huyết áp
Để giảm lượng muối ăn trong ngày, người bệnh tăng huyết áp có thể áp dụng một số cách dưới đây:
- Dùng ít muối hoặc phụ gia (bột nêm, bột canh, nước mắm…) khi nêm nếm.
- Nên sử dụng dụng cụ rắc muối để giúp giảm lượng muối nạp vào cơ thể tốt hơn.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, mì gói, đồ đóng hộp và thực phẩm nhiều muối (như dưa món, mắm, khô, chao…).
- Thay các món kho, tẩm ướp thành món hấp, luộc.
- Khi ăn bún hoặc phở, người bệnh không nên ăn hết nước dùng vì trong đó có nhiều muối.
- Nếu phải dùng thực phẩm đóng hộp, cần kiểm tra hàm lượng muối trên nhãn hộp.
- Ưu tiên chọn các loại gia vị ít muối, đặc biệt là nước mắm giảm mặn. Đây là các loại sản phẩm được ứng dụng công thức giảm mặn, giảm lượng Natri nhưng vẫn giữ tròn hương vị thơm ngon và sự đậm đà vốn có.
Lựa chọn nước mắm giảm mặn, kết hợp cùng các gia vị khác góp phần tạo nên công thức nước chấm vừa ngon - vừa tốt cho sức khỏe.
Hy vọng những thông tin trên giúp người đọc hiểu rõ hơn vì sao người huyết áp cao không nên ăn mặn. Ngay hôm nay, người bệnh hãy áp dụng chế độ ăn uống hợp lý và kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để huyết áp luôn trong tầm kiểm soát nhé! Ngoài ra, bạn có thể cập nhật thêm những thông tin bổ ích về việc ăn mặn cũng như cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất TẠI ĐÂY.
>>> Xem thêm: