Công thức ẩm thực ngày Tết 3 miền: Kỳ công truyền thống hay tiện lợi hiện đại?
Ẩm thực ngày Tết dù kỳ công hay tiện lợi, chị em phụ nữ đều yên tâm khi có công thức nấu đậm đà, chấm thơm ngon, hương vị hài hòa không cần thêm cũng chẳng phải bớt.
Mục lục
Nem rán trong ẩm thực ngày Tết – Món chính kỳ công, nước chấm tiện lợi
Phần chính của món nem rán hay chả giò đòi hỏi sự kỳ công tìm tòi và kết hợp sao cho hài hòa giữa vị - sắc và hương của nhiều thành phần khác nhau. Nguyên liệu phải băm thật nhuyễn, quyện thật đều rồi cuốn tròn thật chắc tay.
Đồng thời, chọn bánh đa nem (miền Bắc) hay bánh tráng (miền Trung và Nam) để cuốn, phải chọn loại bánh mỏng mà dai để khi chiên lên bánh sẽ giòn mà không vỡ, khi chín đều sẽ vàng ươm trông bắt mắt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 500gr thịt nạc dăm băm nhuyễn.
- 50gr miến dong.
- 55gr su hào.
- 55gr cà rốt.
- 2 quả trứng gà.
- 25gr nấm mèo.
- 25gr rau mùi.
- 10gr hành tím.
- 25gr giá đỗ.
- 30ml nước cốt chanh.
- 20gr tỏi băm.
- 30gr ớt băm.
- Bánh tráng cuốn chả giò. (tùy theo vùng miền).
- Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, nước mắm cá cơm tươi, đường, tiêu.
Nguyên liệu làm món nem rán ngày Tết
Bước 1: Ngâm miến trong nước ấm khoảng 5 phút rồi cắt sợi nhỏ. Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước ấm, thái nhuyễn. Rau mùi, giá đỗ, hành tím thái thật nhỏ. Cà rốt, su hào thái sợi dài khoảng 3 - 4cm.
Bước 2: Lần lượt cho miến dong, nấm hương, mộc nhĩ, rau mùi, giá đỗ, hành tím, cà rốt, su hào, thịt nạc dăm băm vào một tô lớn. Nêm gia vị cho nhân gồm: 5gr hạt nêm + 3gr bột ngọt + 3ml nước mắm + 3gr đường + 3gr tiêu vào và trộn thật đều để nguyên liệu quyện vào nhau, thật thấm gia vị.
Làm nhân món nem rán với những nguyên liệu quen thuộc
Bước 3: Sử dụng 2 tấm bánh tráng xếp chồng so le lên nhau, trải lên mặt phẳng. Cho nhân vào phần 2 miếng bánh tráng đè lên nhau, định lượng nhân là khoảng 10g không được quá nhiều nếu không cuốn chả giò sẽ bị bể. Sau đó, cuộn tròn cho đến hết bánh. Sử dụng nước để cố định phần mép bánh để khi chiên không bị bung. Cuốn lần lượt cho đến khi hết nhân.
Cuộn nem rán đều tay và thật chặt để nguyên liệu không bị bung trong quá trình chiên
Bước 4: Cho dầu vào chảo vừa đủ để dầu ngập chả giò. Khi dầu nóng già, cho chả giò vào chiên với lửa vừa, lật đều các mặt cho đến khi chả giò có màu vàng nâu hấp dẫn và lớp vỏ giòn rụm. Lưu ý, không nên chiên chả giò với lửa lớn vì sẽ dẫn đến sống bên trong nhưng cháy bên ngoài.
Chiên hai lần để chả giò giòn lâu hơn: Lần 1 chiên với lửa nhỏ để nhân chả giò chín rồi vớt ra để ráo dầu, khi gần ăn thì chiên lại lần 2 để lớp vỏ vàng giòn. Khi chả giò đạt yêu cầu, gắp ra cho lên giấy thấm dầu.
Món nem rán ăn cùng nước mắm Nam Ngư cá cơm tươi sẽ thơm ngon và hấp dẫn hơn
Một khi đã tỉ mỉ tuyển chọn nguyên liệu tươi ngon, thì một chai nước mắm ngon chính là mấu chốt pha chén nước chấm đi kèm tròn vị ẩm thực ngày Tết mà vẫn nhanh gọn bất ngờ.
Bí quyết pha nước chấm ngon mà tiện lợi
Chỉ cần 30ml nước mắm Nam Ngư Cá Cơm Tươi chai thủy tinh, vị ngon hài hòa không cần thêm cũng chẳng phải bớt, nấu cùng 200ml nước + 150g đường + 5g bột ngọt, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp.
Đợi cho nước mắm nguội, cho vào 30ml nước cốt chanh, 20g tỏi băm, 30g cà rốt rồi trộn đều lên cho đẹp mắt.
Nem rán giòn rụm chấm vào bát nước mắm sóng sánh màu cánh gián đỏ trong, ăn vào cảm nhận rõ vị ngon đậm đà và béo ngậy vừa phải, dậy lên mùi thơm đặc trưng của nước mắm cá cơm tươi, quyện cùng vị ngọt của đường cát rồi hòa chung với vị chua của giấm gạo, chanh tươi thêm ít cay nồng của tỏi băm và ớt tươi. Nhắc đến ẩm thực ngày Tết nhất định phải có đĩa nem rán mới thật đậm đà phong vị Tết.
Dưa món – Dân dã truyền thống hóa cao lương mỹ vị trong ẩm thực ngày Tết hiện đại
Là món ăn kèm dân dã phải có trong mỗi dịp Tết truyền thống, dưa món thời hiện đại càng được ưa chuộng và biến hóa, trở thành một món cao lương mỹ vị thứ thiệt.
Đồng thời, dưa món cũng có công đoạn chuẩn bị kỳ công. Phải chọn những củ kiệu, củ hành mập mạp, trắng phau, khi phơi phải tỉ mỉ trở mặt từng miếng rau củ suốt hai, ba ngày trời nắng. Tuy nhiên, công đoạn ngâm dưa thì tiện lợi hơn hẳn, và bí quyết là một chai nước mắm tươi ngon chuẩn vị ẩm thực ngày Tết.
Nguyên liệu
- Các loại củ quả như: 3 quả đu đủ, 3 đến 4 củ cà rốt, 2 đến 3 củ kiệu, ớt và hành tím tùy theo sở thích, 2 củ su hào.
- 500gr đường nâu.
- 400ml nước mắm ngon.
- Gia vị: muối, hạt nêm, bột ngọt.
- Lọ thủy tinh lớn.
Nguyên liệu làm món dưa muối ngày Tết vô cùng đơn giản và dễ tìm
Bước 1: Củ kiệu, hành tím bóc vỏ, cắt rễ. Cà rốt, đu đủ, su hào rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành sợi dài, nhỏ vừa. Ngâm củ quả đã thái sợi trong nước muối loãng khoảng 20 - 30 phút, rồi xả qua nước lạnh, để ráo nước. Sau đó ngâm trong nước muối thêm 2 - 3 lần để giải hăng.
Sơ chế nguyên liệu trước khi làm món dưa muối
Bước 2: Trải bạt hoặc dùng mẹt lớn phơi khô tất cả củ quả dưới nắng gắt buổi trưa. Thông thường, nếu nắng tốt, chỉ cần phơi 1 - 2 nắng là đủ. Trong lúc phơi bạn nhớ trở mặt để nắng đều, khi củ quả đã bắt đầu teo lại thì có thể bắt tay vào muối. Đây là khâu quan trọng cần tập trung để có một mẻ dưa thật giòn, làm nên thành công của dưa món trong ẩm thực ngày Tết.
Bước 3: Nước mắm ngâm nên chọn Nam Ngư Cá Cơm Tươi chai thủy tinh để đảm bảo hương vị tươi ngon từ cá tươi. Rót khoảng 400ml vào nồi lớn, đun đến khi sôi thì thêm đường nâu vào, vặn lửa nhỏ. Khi đường tan hoàn toàn thì tắt bếp, để nguội.
Bước 4: Cho lần lượt các loại củ quả phơi khô vào trước, rồi đến củ kiệu, hành tím sao cho nước mắm ngập bề mặt các loại củ quả. Có thể cho thêm ớt vào để tạo độ cay. Ngâm 2 - 3 ngày là có thể lấy ra dùng được.
Món dưa muối ngâm nước mắm Nam Ngư cá cơm tươi thơm ngon và bắt mắt
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm món ăn ngày Tết miền Bắc
|
>>> Tìm hiểu thêm: