Cách làm nước mắm mặn siêu ngon theo khẩu vị 3 miền
Khẩu vị ăn uống của người dân ở 3 miền Bắc - Trung - Nam có sự khác nhau, nhất là hương vị nước mắm - thức chấm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của mọi gia đình Việt. Hãy cùng xem bí quyết pha nước mắm mặn theo vị mỗi miền như thế nào trong bài viết sau nhé!
Mục lục
Cách làm nước mắm mặn miền Bắc: Đậm đà, chua thanh
Có thể bạn chưa biết, hầu hết người miền Bắc đều thích sự đậm đà, có đầy đủ hương vị mặn ngọt chua cay. Theo đó công thức pha nước mắm mặn theo kiểu miền Bắc đặc biệt như sau:
Nguyên liệu:
- Nước mắm mặn.
- Chanh/Quất.
- Lá chanh.
- Ớt trái (xanh hoặc đỏ đều được).
- Bột ngọt/Mì chính.
- Nước ấm.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch ớt, bỏ hạt, cắt khoanh tròn. Chanh rửa sạch vỏ, cắt đôi, bỏ hạt và vắt lấy nước cốt. Còn lá chanh rửa sạch, thái nhỏ.
- Bước 2: Pha nước mắm mặn với một ít nước ấm để loãng bớt. Tiếp theo, cho mì chính, nước cốt chanh vào nước mắm rồi khuấy đều, nêm nếm lại cho vừa ăn. Cuối cùng, cho ớt và lá chanh vào hỗn hợp nước mắm là xong.
Người dân miền Bắc thường sử dụng công thức pha nước mắm mặn như trên khi ăn món chả giò rán, bún chả, nem rán, rau muống luộc, thịt luộc hoặc cá hấp. Bởi, không chỉ làm món ăn dậy mùi thơm ngon hơn, nước chấm còn góp phần hoàn thiện hương vị.
Cách làm nước mắm pha kiểu miền Bắc thơm ngon, cho các món đặc sản thêm dậy vị.
Công thức làm nước mắm miền Trung: Cay mặn đặc trưng
Người miền Trung say mê kiểu pha nước chấm vừa cay vừa mặn, kết hợp nhiều loại gia vị như ớt, tiêu, muối,… Cách làm nước mắm mặn theo miền Trung như sau:
Nguyên liệu:
- Nước mắm mặn.
- Ớt xanh.
- Ớt đỏ.
- Nước ấm.
- Chanh.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch ớt xanh, ớt đỏ, sau đó bỏ hạt, cắt nhỏ hoặc dằm trực tiếp vào chén nước mắm. Còn chanh rửa sạch vỏ, cắt miếng, bỏ hạt và vắt lấy cốt.
- Bước 2: Cho một lượng nước mắm vừa ăn ra chén, trộn cùng một ít nước ấm (tùy khẩu vị mà gia giảm lượng nước) và nước cốt chanh. Khi đã vừa ăn, bạn cho phần ớt đã thái (hoặc dằm miếng nhỏ) vào và thưởng thức.
Cách pha nước mắm siêu mặn siêu cay của người miền Trung có thể dùng để ăn kèm với nhiều món ăn khác nhau như bánh xèo, bánh căn, chả ram, bánh tráng cuốn thịt… Nhưng nhiều nhất là các món luộc, hấp và thậm chí là chỉ cùng bún sợi, cơm trắng…
Nước mắm pha miền Trung thường có vị chua cay nồng nàn, rất đặc biệt.
Cách làm nước mắm miền Nam: Hài hòa hương vị
Bạn dễ dàng nhận thấy khẩu vị của người miền Nam là thích ngọt. Do đó, ngoài đáp ứng đủ hương vị cay, chua, ngọt, mặn như miền Bắc, người dân ở khu vực miền Nam lại thích pha mắm có phần hơi ngọt một chút bằng cách cho thêm đường. Sau đây là hướng dẫn cách pha nước mắm mặn kiểu miền Nam cực kỳ nhanh:
Nguyên liệu:
- Nước mắm.
- Ớt.
- Tỏi.
- Đường (hoặc bột ngọt/mì chính).
- Nước ấm.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch ớt, chanh và lột tỏi. Sau đó, cho ớt, tỏi, đường/bột ngọt vào cối giã nhuyễn.
- Bước 2: Pha nước mắm mặn và nước lọc vào hỗn hợp ớt tỏi vừa rồi. Tiếp theo, thêm chút nước cốt chanh để hương vị đậm đà hơn.
Bên cạnh sử dụng nước ấm, nước cốt chanh và bỏ đường/bột ngọt để pha loãng nước mắm mặn như hướng dẫn kể trên, một số người dân còn biến tấu bằng cách pha loãng mắm mặn bằng nước dừa, giúp nước chấm ngọt thanh, dễ ăn hơn. Theo đó, kiểu nước mắm miền Nam phù hợp thưởng thức với những món cá nướng cuốn bánh tráng, bánh canh, bánh xèo, bún cá…
Nước mắm tỏi ớt kiểu miền Nam là sự kết hợp hài hòa vị mặn ngọt chua cay ấn tượng.
Bí quyết pha nước mắm ngon cho mọi vùng miền - nước mắm Nam Ngư Nước mắm Nam Ngư không chỉ đơn thuần là một thức chấm quen thuộc trong mâm cơm của mọi gia đình, mà còn mang giá trị tinh thần rất lớn khi ứng dụng quá trình ủ chượp truyền thống tại nhà thùng. Điều gây ấn tượng với hầu hết người tiêu dùng Việt ngay từ lần đầu tiên thưởng thức là hương vị hài hòa, hậu ngọt vị cá tươi, không gắt nơi đầu lưỡi. Cùng mùi thơm nhẹ, sánh quyện từng giọt và sắc vàng óng ánh, phù hợp với khẩu vị của tất cả mọi người, ngay cả những ai khó tính nhất. Để có được điều này, không thể không nhắc đến quy trình sản xuất tiên tiến, khép kín, đạt chuẩn an toàn của Bộ Y tế từ công đoạn đánh bắt cá tươi tại vùng biển Đông đến chọn lọc, xử lý bên trong nhà thùng nước mắm Nam Ngư. Cụ thể, nguồn cá cơm tươi ngon được dân biển lành nghề phân loại, ủ muối theo tỷ lệ nhất định trên thuyền, sau đó mang về nhà thùng loại bỏ tạp chất, ủ chượp thủ công hoàn toàn bằng phương pháp gài nén ở nhà thùng. Thành phẩm được chiết rót, đóng chai thủy tinh trực tiếp dưới sự kiểm định chất lượng chặt chẽ nhằm bảo đảm an toàn và lưu giữ hương vị trăm chai như một. Chắt chiu những từ tinh túy nhất từ nguồn cá tươi ngon, nước mắm Nam Ngư góp phần làm cho mọi món ăn của người Việt thơm ngon, lôi cuốn hơn. |
Trên đây là 3 công thức pha nước mắm mặn theo hương vị chuẩn từng miền. Mong rằng bạn đọc có thể tự tin trổ tài chế biến nhiều món ăn ngon hơn nữa cho gia đình mình trong thời gian tới!