Xu hướng dẫn dắt thị trường của Công ty top đầu doanh nghiệp uy tín ngành F&B 2018

Báo cáo của Vietnam Report đã hé lộ top 10 các công ty ngành thực phẩm-đồ uống (Food &Beverage-F&B) uy tín nhất Việt Nam 2018, với những cái tên quen thuộc như Masan Consumer, Vinamilk, Tường An…

Tái định nghĩa thực phẩm tiện lợi

Vietnam Report đề cập 3 xu hướng chủ đạo thể hiện phong cách tiêu dùng F&B của khách hàng trên thị trường, gồm: Nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên, hữu cơ (organic); Tái định vị thực phẩm tiện lợi; Công nghệ tác động trải nghiệm của người dùng.

Theo đó, xu hướng tái định vị thực phẩm tiện lợi được cho là giải mã cơ bản về sự lựa chọn của người dùng đối với các nhãn hàng quen thuộc, chiếm thị phần cao với các sản phẩm gia vị – thực phẩm đóng gói- tiện lợi và cả đồ uống.

Masan Consumer 2018
Trên thực tế thời gian qua, các “ông lớn” trong ngành hàng này, khá tương ứng với vị thế đầu trong bảng xếp hạng, đều đã có những đầu tư mạnh mẽ và đi sâu vào phân khúc sản phẩm cao cấp. Điển hình là sự đầu tư của CTCP Hàng Tiêu dùng Masan (Masan Consumer, MCH) vào các lĩnh vực cốt lõi và “nâng hạng” sản phẩm cao cấp ở gia vị, thực phẩm đóng gói, cà phê, lẫn hàng mới thịt chế biến. Trên bảng xếp hạng, với vị thế đầu lĩnh vực thực phẩm đóng gói, gia vị (bao gồm dầu ăn), Masan Consumer đã vượt qua các ông lớn khác cùng ngành như Acecook Việt Nam, Dầu Thực vật Cái Lân, Ajinomoto Việt Nam, Dầu Thực vật Tường An, Tập đoàn Pan, Vedan Việt Nam, Uni-President VN, Thực phẩm Á Châu và Uniben – đang chia nhau các vị trí đứng sau từ 2-10.

Soi chiếu hoạt động kinh doanh 3 quý đầu năm 2018, đóng góp lớn cho sự tăng trưởng của Masan Consumer là từ các sản phẩm cao cấp. Ở mảng gia vị, bên cạnh các sản phẩm lõi đạt tăng trưởng hơn 30%, dòng nước mắm, nước tương phân khúc cao đã đưa tăng trưởng Công ty đạt hơn 50% ở quý III/2018. Đáng chú ý, sản phẩm mới mì ly Omachi với cây thịt – giải pháp cho bữa ăn hoàn chỉnh và khoai tây nghiền Omachi tiếp tục tăng trưởng cao hơn kỳ vọng. Doanh thu từ mì ly Omachi đã tăng trưởng gấp 3 lần chỉ trong vòng 5 quý sau khi tung hàng. Ban Điều hành Masan cho biết Công ty kỳ vọng doanh thu thực phẩm tiện lợi sẽ đạt khoảng 4.500 tỷ đồng trong năm 2018.

Như vậy, cùng với Nam Ngư và Chin-su tiếp tục là các nhãn hàng cốt lõi được thị trường ưa chuộng, chiến lược “cao cấp hóa” đã đem lại hiệu quả đáng kể cho doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Tư nhân hàng đầu Việt Nam. Cũng khẳng định vai trò dẫn dắt xu hướng tái định nghĩa thực phẩm tiện lợi mà Vietnam Report ghi nhận.

Nhận diện thương hiệu uy tín = Ra quyết định mua sắm

Có một điểm khá thú vị trong báo cáo này là mặc dù các doanh nghiệp thực phẩm-đồ uống Việt Nam, theo Vietnam Report, “khá dè dặt với thông tin với truyền thông), nhưng việc nhận diện các thương hiệu uy tín ngành lại tỷ lệ thuật với lựa chọn của người dùng.

Nam Ngư Chin-Su

Truyền thông có vai trò quan trọng trong việc kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu uy tín tốt hơn khi đưa ra quyết định mua sắm”, báo cáo đánh giá. Cũng theo báo cáo, một số các doanh nghiệp dẫn đầu có các nhãn hàng được người dùng ưa thích và khá tiêu biểu cho từng ngành hàng, trong đó, ở ngành Gia vị, Nam Ngư là thương hiệu tiêu biểu dẫn đầu.

Nhìn trong chiều dài tới 6 năm, một báo cáo độc lập thường niên Brand Footprint năm thứ 6 do Kantar Worldpanel thực hiện vừa công bố vào tháng 5/2018 trước đó cũng cho kết quả tương tự: Unilever, Masan Consumer và Vinamilk  tiếp tục là 3 nhà sản xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất ở cả thành thị (với 4 thành phố gồm TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ) và nông thôn Việt Nam trong suốt 6 năm qua. Masan Consumer và Vinamilk dẫn đầu trong ngành thực phẩm còn Unilever tiếp tục duy trì vị thế trong ngành hàng phi thực phẩm. Và bên cạnh công thức chung dẫn đến là sự lựa chọn ưa thích của người dùng với cả 3 ông lớn này, gồm danh mục sản phẩm đa dạng, mạng lưới phân phối rộng khắp, chiến lược định giá hợp lý, cải tiến liên tục và kết hợp với các hoạt động truyền thông.

Được biết, Masan Consumer từ năm 2017, đã tái định vị thương hiệu lớn, xác lập kiên trì “đường chúng ta đi”, cung cấp những sản phẩm chất lượng cao cho người dùng và sẵn sàng đầu tư truyền thông marketing lớn để tăng cường củng cố thương hiệu, gia tăng nhận biết. Song hành cùng chiến lược tung các sản phẩm mới, kiến tạo giải pháp cho bữa ăn hoàn chỉnh, nỗ lực mở rộng của Masan Consumer từng bước củng cố vững chắc sợi dây kết nối đến thị trường, tiếp tục xuyên suốt ở 2018.  9 tháng đầu 2018, Công ty đã giảm chi phí khuyến mãi  30% so với cùng kỳ năm 2017, trong khi chi phí marketing tăng 50% để đầu tư vào việc tung các sản phẩm mới và tái tung sản phẩm. Masan Consumer cũng có 6 sản phẩm mới đươc tung lớn với tổng chi phí quảng cáo thương hiệu chiếm gần 6% doanh thu thuần trong quãng thời gian này.

Là thương hiệu lớn dẫn đầu top doanh nghiệp thực phẩm, uy tín, những bước chân của Masan Consumer đang ngày càng tăng tốc cả về mục tiêu kinh doanh và năng lực đáp ứng nhu cầu “mỗi người dùng sử dụng 1 sản phẩm Masan” / hơn 90 triệu dân Việt.

Vietnam Report, dẫn số liệu BIM, dự đoán, tốc độ tăng trưởng ngành thực phẩm và đồ uống sẽ cao hơn trong giai đoạn 2016 – 2019, trong đó khả năng Việt Nam sẽ đứng ở vị trí thứ ba Châu Á. thuận lợi góp phần giúp Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ thực phẩm – đồ uống tiềm năng trong khu vực. Theo đó, cùng việcẫn dắt thị trường, đầu tư lớn và dài hạn, những thương hiệu top 10 uy tín ngành F&B cũng đang gánh cả trọng trách sớm đưa người dân Việt Nam trở thành đối tượng được phục vụ tiện lợi chất lượng và hiệu quả nhất khi chi dùng.

Contact Us